Thông tin luận án

Ngày 04-01-2018

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Vũ Quỳnh Nam

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững"

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 62 34 04 10

Họ và tên NCS: Vũ Quỳnh Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Chí Thiện

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Những đóng góp về lý luận và học thuật

Luận án đã hệ thống và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững; Luận án xây dựng được khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cho phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững.

- Những đóng góp về thực tiễn

Luận án đã phân tích, đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững, dựa trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; Luận án sử dụng mô hình hồi quy Cobb-Douglas để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển làng nghề chè, và hàm hồi quy Binary Logistic để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới tính bền vững (liên kết trong sản xuất kinh doanh) của các hộ trồng chè trong các làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất được hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gắn với mục tiêu phát triển bền vững đặt trong bối cảnh mới.


KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu chương 1, chương 2 và chương 3 của Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán  bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành quản lý kinh tế.

Kết quả nghiên cứu chương 4, chương 5 của luận án có thể được sử dụng làm căn cứ quan trọng cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân đưa ra những giải pháp phát triển bền vững làng nghề chè về kinh tế, về xã hội và về môi trường.

 

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Luận án chưa lượng hóa được một số yếu tố tác động đến phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững: yếu tố truyền thống tập quán, yếu tố thiết chế trong làng nghề.

Luận án chưa đo lường được mức độ tác động của làng nghề chè đến môi trường khu vực làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên. Đây có thể là nội dung mở ra phương hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

 

PH.D. DISSERTATION INFORMATION

 

Dissertation Title: "Developing tea professional villages in Thai Nguyen province towards sustainable development"

Major: Economic Management

Code: 62 34 04 10

Name of student: Vu Quynh Nam

Instructor: Assoc.  Prof. Tran Chi Thien, Ph.D.

Training Institution: TNU - University of Economics and Business Administration

 

NEW RESULTS OF DISSERTATION

- Academic and theoretical contributions

The dissertation has developed theoretical and practical bases for the development of sustainable tea professional villages. It builds an analytical framework and a research indicator system to do the research on developing sustainable tea professional villages.

- Practical contributions

The dissertation has analyzed, assessed and concluded scientifically  the actual situation of developing tea trade villages in Thai Nguyen province in a sustainable manner based on three aspects:economic, social and environmental. The dissertations used Cobb-Douglas regression model to evaluate the effects of influencing factors on the development of tea professional villages. It also mobilized the Binary Logistic regression to analyze the effect of affecting factors on sustainability (linkage possibility in doing businesses) of tea growers in tea professional villages of Thai Nguyen province. Then, it proposed a comprehensive system of solutions to develop tea professional village in the province of Thai Nguyen associated with the goal of sustainable development set in the new context.

 

APPLICABILITY IN PRACTICE

The results of the study in chapter 1, chapter 2 and chapter 3 of the dissertation are useful references for teaching staff, scientists, research institutes and students in economics.

The results of the study in chapter 4 and chapter 5 of the dissertation can be used as an important basis for State management agencies, organizations and individuals to propose solutions for sustainable development of tea professional villages, social, and environmental.

 

PROBLEMS NEEDED TO BE STUDIED

The dissertation has not quantified a number of factors affecting the development of tea professional villages in Thai Nguyen province in the direction of sustainability: the traditional factors of custom and the institutional factors in the craft village.

The dissertation has not measured the impact of tea professional villages on the environment of the tea village of Thai Nguyen.

These may be the content that opens the  direction for further researches.

 

Nguồn: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên

Các bài liên quan