Thông tin luận án

Ngày 27-11-2018

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Trần Văn Mừng

   TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án: Quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục

Ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 9140114

Nghiên cứu sinh: Trần Văn Mừng

Người hướng dẫn khoa học:     

1. PGS.TS Lê Khánh Tuấn,

2. PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

1. Luận án làm phong phú thêm cơ sở lý luận về quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục. Xây dựng được hệ thống tiêu chí tối thiểu xác định PTDH dạy học đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật.

2. Đánh giá được thực trạng phương tiện dạy học và quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục đồng thời chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại hạn chế trong hoạt động quản lý phương tiện dạy học ở các trường.

3. Đề xuất được 6 biện pháp quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục. Các biện pháp đề xuất có cơ sở lý luận - thực tiễn và tính khả thi cao, có thể áp dụng thuận lợi trong quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục và những trường cao đẳng khác có điều kiện tương đồng.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực  tiễn

            - Kết quả nghiên cứu lý luận của luận án là tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên các trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật trong quản lý phương tiện dạy học. Đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý giáo dục.

            - Kết quả nghiên cứu thực trạng của luận án là những bài học kinh nghiệm quý báu cho hoạt động quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục.

            - Các biện pháp luận án đề xuất là những chỉ dẫn cụ thể để cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên các trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật vận dụng trong quá trình quản lý phương tiện dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục, đồng thời là tài liệu để các trường cao đẳng khác có điều kiện tương đồng có thể nghiên cứu vận dụng và triển khai thực hiện trong quản lý phương tiện dạy học.

2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

            Mỗi trường cao đẳng có những ngành nghề đào tạo với nội dung, chương trình đào tạo đặc thù khác nhau, vì thế, yêu cầu về phương tiện dạy học và hoạt động quản lý phương tiện theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục cũng sẽ khác nhau. Đây là vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu.

 

   

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION


Dissertation tittle: Manage means of teaching at colleges of economics and technology in the approach of education quality assurance”

Speciality: Educational Management         Code: 9140114 

Ph.D. Candidate: Tran Van Mung

Supervisors:

1. Assoc. Prof Dr Le Khanh Tuan

2. Assoc. Prof Dr Nguyen Thi Thanh Huyen

Training Institution: University of Educational  - Thai Nguyen University


NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

The dissertation has:

            1. enriched the theoretical basis for managing of means of teaching at colleges of economics and technology in the approach of education quality assurance; established the minimum criteria system to determine if means of teaching can meet the requirements of education quality assurance at colleges of economics and technology.

            2. assessed the current situation of teaching facilities and teaching facilities management at Ho Chi Minh City College of Economics and Technology in the approach of education quality assurance and at the same time identified the strengths as well as the limitations in the management of teaching facilities at these colleges.

            3. proposed 6 measures to manage teaching facilities at colleges of economics and technology in the approach of education quality assurance. The proposed measures have a theoretical and practical basis, are highly feasible, and can be applied conveniently in the management of teaching facilities at colleges of economics and technology in the approach of education quality assurance as well as at other colleges with similar conditions.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND

RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES


1. Practical applications of the research results

            The results of the theoretical study of the dissertation are references for managers, lecturers and other staff at colleges of economics and technology in the management of teaching facilities. At the same time, they are good references for undergraduate, graduate and doctoral students majored in educational management.

            The results of the research on the current situation are valuable lessons for the management of teaching facilities at colleges of economics and technology in the approach of education quality assurance.

            The measures proposed in the dissertation are the specific instructions for managers, lecturers and other staff at colleges of economics and technology to apply in the process of managing teaching facilities in the approach of education quality assurance. They are also the references for other colleges with similar conditions to study and implement in the management of teaching means.

2. Recommendations for further studies:

            Each college has a variety of training fields with different training contents and programs. Therefore, the requirements for teaching facilities and the management of these facilities in the approach of education quality assurance are also varied. This is an issue that needs to be further researched.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

 

Các bài liên quan