Thông tin luận án

Ngày 18-03-2019

Thông tin luận án của NCS. Vũ Thị Như Trang

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án:Nghiên cứu biểu hiện gen GmCHI liên quan đến tổng hợp flavonoid và cảm ứng tạo rễ tơ ở cây Thổ nhân sâm (Talinum paniculatum)”.

Ngành: Di truyền học

Mã số: 9420121

Họ tên NCS: Vũ Thị Như Trang 

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Chu Hoàng Mậu

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống, từ định danh các mẫu Thổ nhân sâm thu thập ở một số địa phương tạo nguồn vật liệu ban đầu để nuôi cấy in vitro đến chuyển cấu trúc mang gen GmCHI vào cây Thổ nhân sâm và phân tích sự biểu hiện của gen GmCHI có nguồn gốc từ đậu tương ở cây Thổ nhân sâm chuyển gen. Cụ thể là:

1) Năm mẫu Thổ nhân sâm thu tại các địa phương ở Việt Nam thuộc một loài T. paniculatum, chi Talinum, họ Rau sam (Portulacaceae) được định danh bằng sự kết hợp giữa phương pháp hình thái so sánh và mã vạch DNA.

2) Lần đầu tiên biểu hiện thành công gen GmCHI có nguồn gốc từ cây đậu tương ở cây Thổ nhân sâm và tạo được 2 dòng Thổ nhân sâm chuyển gen có hàm lượng flavonoid cao hơn các cây đối chứng không chuyển gen.

3) Tạo được 5 dòng rễ tơ từ cây Thổ nhân sâm làm vật liệu phục vụ chọn dòng rễ tơ có hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học cao.

 

NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 

Khả năng ứng dụng:

Các dòng rễ tơ và dòng cây Thổ nhân sâm chuyển gen làm vật liệu cho chọn giống Thổ nhân sâm có hàm lượng flavonoid cao. Kết quả của nghiên cứu đã mở ra triển vọng ứng dụng kỹ thuật tạo dòng rễ tơ và kỹ thuật biểu hiện gen vào việc nâng cao hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học trong cây dược liệu.

Những vấn đền còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

1. Tiếp tục phân tích và đánh giá 2 dòng Thổ nhân sâm chuyển gen (T1- 2.2; T1- 10) ở các thế hệ T2, T3,… nhằm chọn được dòng Thổ nhân sâm chuyển gen có hàm lượng flavonoid cao và ổn định.

2. Tiếp tục phân tích và so sánh hàm lượng flavonoid giữa các dòng rễ tơ và rễ không chuyển gen của cây Thổ nhân sâm.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Dissertation tittle: “A study on the expression of GmCHI gene involved in flavonoid synthesis and hairy root induction of Talinum paniculatum plants.

Speciality: Genetics

Code: 9420121

Ph.D. Student: Vu Thi Nhu Trang

Supervisor: Prof. Dr Chu Hoang Mau

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

 

1. The research has identified 5 samples of T. paniculatum collected in 5 localities in Vietnam, which belong to T. paniculatum species, Talinum genus, Portulacaceae family.

2. For the first time, GmCHI gene isolated from soybean plants was successfully expressed in the T. paniculatum and created two transgenic T. paniculatum lines with higher flavonoid content than the non-transgenic plants.

3. Five hairy root lines were created from the T. paniculatum to serve as a material for selecting the hairy root lines with high bioactive substance content.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND

RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

 

The practical applications:    

1. The hairy roots and the transgenic T. paniculatum lines provide materials for selecting T. paniculatum varieties with high flavonoid content.

2. The research results have opened up the potentials and prospects of applying the techniques of creating hairy roots and overexpressing genes which encode the key enzymes to increase the bioactive substance content in medicinal plants.

 

Recommendations for further studies:

1. Continue to analyse and evaluate the two transgenic T. paniculatum lines (T1-2.2 and T1-10) in T2 and T3 generations to select the transgenic T. paniculatum lines with high and stable flavonoid content.

2. Continue to analyse and compare the flavonoid content between the hairy roots lines and the non-transgenic roots of T. paniculatum plants.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan