Thông tin luận án

Ngày 17-01-2020

Thông tin luận án của NCS. Đào Hoàng Trường

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Quản lý tài chính của trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục"

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9140114

Họ và tên NCS: Đào Hoàng Trường

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Phạm Hồng Quang

2. TS. Lý Tiến Hùng

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã tổng hợp, khái quát các kết quả và xu hướng nghiên cứu về quản lý tài chính (QLTC) trong giáo dục, đào tạo và phân cấp quản lý tài chính trong trường học ở trong nước và quốc tế. Đánh giá khách quan về các nghiên cứu trước đó, đồng thời trình bày những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tiếp cận hướng nghiên cứu phù hợp;

Phân tích tổng hợp làm rõ khái niệm, bản chất, nội dung vấn đề trường học tự chủ, trách nhiệm giải trình của trường học khi tự chủ tài chính và QLTC ở trường trung học phổ thông (THPT) theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Lựa chọn và xây dựng các tiêu chí khảo sát, đánh giá QLTC ở trường THPT theo cơ chế tự chủ.

Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác QLTC ở trường THPT hiện nay.

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLTC ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, công khai, minh bạch và tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Luận án là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý tài chính ở trường THPT, đã xây dựng các giải pháp tổng thể giúp các trường THPT quản lý tài chính hiệu quả trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Các giải pháp cần thực hiện đồng bộ, phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi Nhà trường theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Đặc biệt, Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo quản lý tài chính được nghiên cứu xây dựng theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường THPT có khả năng ứng dụng ngay trong thực tiễn. Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạt động và công tác quản lý tài chính hàng năm, đồng thời đây cũng là bộ công cụ giúp các nhà trường THPT đánh giá công tác quản lý tài chính. Ngoài ra, bộ Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo quản lý tài chính giúp các cơ quan quản lý cấp trên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý tài chính ở các nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Trong giai đoạn tiếp theo cần nghiên cứu, ứng dụng vào điều kiện cụ thể để đánh giá hiệu quả của bộ Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo quản lý tài chính theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình ở trường THPT nhằm điều chỉnh, bổ sung kịp thời các tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp; giúp các trường THPT xây dựng kế hoạch QLTC khoa học và tự đánh giá công tác QLTC của mình; cũng như căn cứ để các cơ quan quản lý đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính của các nhà trường THPT.  

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: “Financial management of high schools in the context of education innovation”

Major: Educational Management

Code: 9140114

PhD. Student: Dao Hoang Truong

Supervisors:

1. Prof.Dr. Pham Hong Quang

2. Dr. Ly Tien Hung

Training Institute: Thai Nguyen University of Education

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

The research has summarized and generalized the research results and trends on financial management in education, training and decentralized financial management in schools in the country and in the world; objectively evaluated previous studies, and presented issues that need further study and approach for appropriate research directions.

Comprehensively analyzed and clarified the concept, nature, content of school autonomy issues, accountability of schools in financial autonomy and financial management at high schools in the direction of strengthening autonomy and accountability in the context of education innovation.

Selected and developed criteria for surveying and evaluating financial management at high schools under the autonomy mechanism.

Organized the survey, assessed the actual situation of the achieved results, the limitations and causes of the limitations in the financial management at the high school presently.

Proposed solutions to improve financial management at high schools in the context of educational innovation to ensure the effectiveness, sustainability, publicity, transparency, autonomy and self-responsibility of high schools in the national education system.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND

RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

Practical applications of the research results

The dissertation is an in-depth research on financial management at high schools, which has developed comprehensive solutions to assist high schools to manage their finances effectively in the context of educational innovation. The solutions should be implemented synchronously and in accordance with specific characteristics of each school in the direction of autonomy and self-responsibility.

Especially, the set of standards, criteria and financial management indicators has been studied and developed in the direction of increasing autonomy and accountability of high schools with realistic applicability. This set serves as a basis for developing annual financial management and operation plans. This is also a toolkit to help high schools assess financial management work. In addition, the set of standards, criteria and financial management indicators helps the upper level management agencies check and evaluate the financial management at schools in general and high schools in particular in the current period.

Recommendations for further studies

In the coming time, it is necessary to study and apply the standards, criteria, financial management indicators into specific conditions to assess their effectiveness on increasing autonomy and accountability at high schools in order to timely adjust and supplement appropriate standards and criteria; help high schools develop scientific financial management plans and self-assess their financial management; as well as serve as the basis for the management agencies to evaluate the effectiveness of financial management of high schools.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan