Thông tin luận án

Ngày 10-03-2020

Trang Thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Đỗ Đình Mỹ

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên Luận án: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9.34.04.10

Họ và tên NCS: Đỗ Đình Mỹ

Người hướng dẫn khoa học:

 1. PGS.TS. Trần Nhuận Kiên

2. TS. Lê Tố Hoa

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng CNC, cụ thể: luận án xây dựng 5 nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC, tổng hợp và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC, trong đó bao gồm các yếu tố như quyền sở hữu trí tuệ, thể chế…

Thứ hai, thông qua việc thu thập công phu số liệu trong 18 năm (giai đoạn 2000-2017), luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên có nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC tại Việt Nam một cách sâu sắc thông qua việc sử dụng nhiều chỉ tiêu, chỉ số chuyên sâu phân tích về thương mại quốc tế, từ đó đã làm rõ được thực trạng xuất khẩu hàng CNC ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, luận án chỉ rõ được những thành tựu và những hạn chế trong xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017.

Thứ ba, luận án đã làm rõ được một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong đó chỉ ra các yếu tố về quyền sở hữu trí tuệ và thể chế có ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam, đây là những yếu tố mới chưa được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam.

Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng về xuất khẩu hàng CNC, luận án đã đề xuất được các giải pháp đặc thù nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

- Về lý luận: Luận án đã tổng hợp những lý luận cần thiết trong nghiên cứu về phát triển xuất khẩu hàng CNC. Hệ thống hoá, phân tích và làm rõ những lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao. Những vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò, nội dung xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao; Luận án đã khái quát các lý thuyết trên thế giới về xuất khẩu hàng hóa theo trục thời gian; làm rõ hơn lý luận về xuất khẩu hàng hóa.

- Về thực tiễn: Luận án đã phân tích được rõ thực trạng về xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017 dựa trên 4 nội dung nghiên cứu đã đưa ra; lựa chọn mô hình và phân tích được một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam. Luận án đã đề xuất ba nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách cho xuất khẩu hàng công nghệ cao; Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện; Nhóm giải pháp hỗ trợ cho xuất khẩu hàng công nghệ cao.  Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên, các nhà khoa học trong nghiên cứu về xuất khẩu các mặt hàng CNC ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

 

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Luận án chưa nghiên cứu sâu đến vai trò và kinh nghiệm của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ tương tác giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghệ cao.

 

INFORMATION ONDOCTORAL THESIS

Thesis title: "Research on High Technology Exports of Vietnam"

Major: Economic Management

Code: 9.34.04.10

PhD Candidate’s full name: Do Dinh My

Supervisor:

 1. Assoc. Prof. Dr. Tran Nhuan Kien

2. Dr. Le To Hoa

Training institution: Thai Nguyen University of Economics & Business Administration

MAJOR CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL DISSERTATION

Firstly, the dissertation contributes to systematize and elucidate the theoretical and practical basis for the export of high-tech goods, specifically, the thesis has built 5 research contents on the export of high-tech goods, summarized and found out the factors affecting the export of high-tech goods including intellectual property rights, institutions, ...

Secondly, with such a sophisticated process of data collection over an 18-year period (2000-2017 period), the thesis has been one of the first studies with a profound and comprehensive research on the export of high-tech goods in Vietnam through the use of many indices and in-depth analyses of international trade; as a result, it has clarified the current situation of exporting high-tech goods in Vietnam today. Accordingly, the thesis has clearly pointed out the achievements, limitations and causes of Vietnam's high-tech exports in the period of 2000-2017.

Thirdly, the thesis has clarified a number of factors affecting Vietnam's exports of high-tech goods namely intellectual property rights and institutions, which were paid very little attention to in the previous studies in Vietnam.

Fourthly, based on the analysis of the current situation of high-tech exports, the thesis has proposed specific solutions to boost the export of Vietnam’s high-tech goods up to the year 2025, with orientation to 2030.

 

APPLICABILITY IN PRACTICE

-  In theory: The thesis has synthesized the necessary theories in the study of developing the export of high-tech goods. It has also systematized, analyzed and clarified basic theories about the export of high-tech goods such as the concepts, characteristics, classifications, roles, and contents of high-techexports; The thesis has generalized theories in the world about exporting goods in time axis then further clarified the theory of the export of high-tech goods.

- In practice: The thesis has clearly analyzed the current situation of Vietnam's export of high-tech goods in the period of 2000-2017 based on 5 given research contents; selected the fitted model and found out a number of factors affecting Vietnam's exports of high-tech products. On that basis, the thesis has proposed three groups of solutions (group of solutions on policies and mechanisms for the export of high-tech goods; group of solutions on implementation; group of solutions on supporting the export of high-tech products). The thesis is also a useful reference for lecturers, students and scientists in the study of exporting high-tech goods in Vietnam as well as other countries in the world.

 

LIMITATION AND FUTURE DIRECTION

The thesis has not studied deeply the role and experience of enterprises, especially foreign-invested ones. The interaction between the government and enterprises in promoting the export of high-tech goods has not been much mentioned about.

 

Nguồn: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan