Thông tin luận án

Ngày 20-11-2023

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Kwak Busung

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Phát triển kinh tế chia sẻ cho khu vực nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp                       Mã số: 9.62.01.15

Họ và tên NCS: Kwak Busung

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Anh Tài

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về khái niệm, đối tượng của kinh tế chia sẻ, các mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế chia sẻ trong nông thôn.

Thứ hai, luận án đã bổ sung vào lý thuyết về phát triển kinh tế chia sẻ cho khu vực nông thôn. Đề tài cũng đưa ra các nội dung về các nguồn lực trong kinh tế chia sẻ và hiệu quả áp dụng kinh tế chia sẻ trong nông thôn; luận án cũng bổ sung thêm các lý luận về kinh tế chia sẻ trong chương trình Seamaul và đề xuất lý luận về các cấp độ kinh tế chia sẻ trong nông thôn.

Thứ ba, luận án phân tích những điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế chia sẻ khu vực nông thôn tại đây. Về thực trạng mô hình kinh tế chia sẻ trong nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long, luận án cũng đã phân tích trên 3 khía cạnh bao gồm: Thực trạng nguồn lực và chia sẻ nguồn lực của các hộ dân trong khu vực nông thôn, hiệu quả áp dụng kinh tế chia sẻ tại đây và cấp độ của mô hình kinh tế chia sẻ của chương trình Saemaul tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ tư, luận án đã đưa ra những phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế chia sẻ khu vực nông thôn đồng bằng sông Cửu Long để chỉ ra những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nhằm đưa ra những định hướng phát triển trọng tâm hơn trong tương lai

Thứ năm, luận án đã đề xuất những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế chia sẻ trong khu vực nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long.

 

 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu ở chương 1, chương 2, chương 3 của Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh tế nói chung và Kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 của Luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho các nhà quản lý, các Sở, Ban, Ngành và các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách kinh tế chia sẻ trong khu vực nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long.

 

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Thứt nhất, Tác giả hiện tập trung vào khu vực nông thôn được hỗ trợ bởi chương trình Saemaul tại đồng bằng sông Cửu Long. Các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng cả về phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

Thứ hai, nội dung nghiên cứu định lượng của mô hình sẽ có thể được đánh giá bằng các phương pháp kinh tế lượng cao cấp hơn. Đây sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

 

DISSERTATION INFORMATION

Doctoral Dissertation Title: Development of the Sharing Economy for Rural Areas in the Mekong Delta

Major: Agricultural Economics          Code: 9.62.01.15

Full name of PhD student: Kwak Busung

Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Do Anh Tai                               

Training Institution: Thai NguyenUniversity of Economics and Business Administration

 

NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION

Firstly, the dissertation has systematized an overview of international and domestic literature on the concept and issues related to the sharing economy, its economic models, and the sharing economy in rural areas.

Secondly, the dissertation has contributed to the theory of sharing economy development in rural areas. It has described the resources in the sharing economy, effectiveness of applying the sharing economy in rural areas. It also has provided the discourse on the sharing economy in the Seamaul program, proposing a theory on different levels of the sharing economy in rural areas.

Thirdly, the dissertation has analyzed the socio-economic conditions, the favorable and challenging factors for developing the sharing economy in rural areas in the Mekong Delta region. Regarding the current state of sharing economy models in rural areas in the Mekong Delta, the dissertation has focused on three aspects: The status of resources and sharing-resource among households in rural areas; the effectiveness of applying the sharing economy in the region; and the level of the sharing economy model in the Seamaul program in the Mekong Delta region.

Fourthly, the dissertation has presented an analysis of the factors influencing the development of the sharing economy in rural areas of the Mekong Delta. It has aimed to identify the factors and their impact levels to provide more focused development directions.

Fifthly, the dissertation has proposed valuable solutions to enhance the effectiveness of sharing economy development in rural areas of the Mekong Delta.

 

POSSIBILITY OF APPLICATION IN PRACTICE

The research findings of the dissertation are valuable references for educators, scientists, research institutes, and students in the field of economics in general and agricultural economics in particular.

It is also a useful reference for managers, departments, boards, sectors, and agencies involved in planning and implementing sharing economy policies in rural areas in the Mekong Delta region.

 

SOME ISSUES FOR FURTHER RESEARCH

Firstly, the dissertation has currently focused just on the rural areas supported by the Saemaul program in the Mekong Delta region. Future research can expand both the scope and the target subjects of the research.

Secondly, the quantitative research section of the model can be further investigated by other advanced econometric instruments. This will serve as an open-ended exploration for future research directions.

 

Nguồn: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

Các bài liên quan