Thông tin luận án

Ngày 06-08-2024

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Hồng Nga

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án: "Dạy học Xác suất Thống kê trong các trường đại học đào tạo ngành Y theo hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên"

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học          Mã số: 9140111

Họ và tên NCS: Đỗ Thị Hồng Nga    

Người hướng dẫn khoa học:

  1. GS.TS. Nguyễn Hữu Châu
  2. PGS.TS. Cao Thị Hà

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đạt được các kết quả sau:

  1. Về lý luận:

- Phân tích, thống nhất quan niệm về nghiên cứu khoa học trong ngành Y; đề xuất quan niệm về năng lực nghiên cứu khoa học ngành Y và năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học ngành Y.

- Làm rõ sự cần thiết và cơ sở khoa học của việc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ y tế trong đào tạo ngành Y.

- Xác định khung năng lực nghiên cứu khoa học ngành Y.

  1. Về thực tiễn:

- Phân tích, lựa chọn 6 thành phần và biểu hiện của năng lực nghiên cứu khoa học ngành Y để rèn luyện cho sinh viên trong dạy – học Xác suất Thống kê.

- Xác định và cụ thể hóa được những yêu cầu của việc dạy – học môn Xác suất Thống kê theo định hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học ngành Y theo 3 mặt (kiến thức – kĩ năng – thái độ).

- Phân tích tình hình dạy – học Xác suất Thống kê trong đào tạo cán bộ y tế; làm rõ thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học ngành Y.

- Xác định 5 định hướng và xây dựng 3 biện pháp dạy – học Xác suất Thống kê nhằm bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học ngành Y cho sinh viên: Biện pháp 1: Rèn luyện cho sinh viên đai học ngành Y cách vận dụng kiến thức cơ bản môn Xác suất Thống kê vào nghiên cứu khoa học; Biện pháp 2: Tăng cường thực hành vận dụng xác suất thống kê trong nghiên cứu y học; Biện pháp 3: Tăng cường cho sinh viên sử dụng phần mềm thống kê.

- Tổ chức dạy học thực nghiệm để chứng tỏ tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.

Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, có thể khẳng định mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực  tiễn

     - Kết quả nghiên cứu của luận án là hữu ích đối với giảng viên trong quá trình xây dựng nội dung giảng dạy theo hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên và giúp sinh viên thấy được các ứng dụng của xác suất thống kê với thực tiễn nghề nghiệp, từ đó sinh viên có khả năng giải quyết được các tình huống có sử dụng kiến thức xác suất thống kê.

     - Kết quả nghiên cứu của luận án là hữu ích đối với giảng viên giảng dạy môn Xác suất Thống kê tại các trường đại học đào tạo ngành Y, đáp ứng một trong các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đại học là đào tạo người học có năng lực nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học và huy động có hiệu quả vai trò của các phương tiện, kỹ thuật, công nghệ dạy học hiện đại.

     - Luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Nhiều vấn đề mở trong hướng này đang cần được nghiên cứu. Trước mắt chúng tôi quan tâm đến một số vấn đề sau, liên quan trực tiếp với các kết quả chúng tôi đã thu được:

- Nghiên cứu xác định mức độ đạt được đối với từng thành phần trong năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Y.

- Nghiên cứu thêm các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong dạy học Xác suất Thống kê tại các trường đại học đào tạo ngành Y.

- Nghiên cứu riêng về đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên bậc đại học.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Title of the Doctoral Thesis: "Teaching Probability and Statistics in Medical Universities with a Focus on Developing Scientific Research Competence for Students"

Major: Theory and Methodology of Mathematics Teaching                  Code: 9140111

Student: Do Thi Hong Nga

Scientific Supervisors:

1. Prof. Dr. Nguyen Huu Chau

2. Assoc. Prof. Dr. Cao Thi Ha

Training Institution: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE THESIS

The thesis has achieved the following results:

  1. Theoretical Contributions:

   - Analyzed and unified concepts of scientific research in the medical field; proposed the concept of scientific research competence in medicine and the scientific research competence of medical students.

   - Clarified the necessity and scientific basis for developing scientific research competence for the medical staff in medical training.

   - Identified a scientific research competences framework in medicine.

  1. Practical Contributions:

   - Analyzed and selected 6 components and manifestations of scientific research competence in medicine to train students while teaching and learning Probability and Statistics.

   - Defined and specified the requirements for teaching and learning Probability and Statistics aimed at developing scientific research competence for medical students in three aspects (knowledge – skills – attitudes).

   - Analyzed the current state of teaching and learning Probability and Statistics in medical training; clarified the status of scientific research competence among medical students.

   - Identified 5 orientations and developed 3 measures for teaching Probability and Statistics to enhance scientific research competence in medicine for students: Measure 1: Training medical students on how to apply basic knowledge of Probability and Statistics to scientific research; Measure 2: Increasing practical application of probability and statistics in medical research; Measure 3: Enhancing students' use of statistical software.

   - Organized experimental teaching to demonstrate the feasibility and effectiveness of the proposed pedagogical measures.

Based on the achieved results, it can be affirmed that the research objectives have been met, the research tasks have been completed, and the scientific hypotheses are acceptable.

APPLICATIONS IN PRACTICE

AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

Applications in Practice

- The research results are useful for lecturers in developing teaching content that aims to enhance scientific research competence for students and helps students recognize the applications of probability and statistics in their professional practice, thereby enabling them to handle situations involving statistical knowledge.

- The research results are beneficial for lecturers teaching Probability and Statistics at medical universities, meeting one of the important objectives of higher education, which is to train students with scientific research competence, promote self-learning and self-research abilities, and effectively utilize modern teaching tools, techniques, and technologies.

- The thesis is a useful reference for lecturers, students, graduate students, and PhD students specializing in Theory and Methods of Teaching Mathematics.

Recommendations for Further Studies

Several issues in this direction need further study. We are currently interested in the following issues related directly to the results we have obtained:

- Research to determine the achievement levels for each component of scientific research competence of medical students.

- Further research on measures to develop scientific research competence for students in teaching Probability and Statistics at medical universities.

- Separate research on evaluating the scientific research competence of undergraduate students.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan