Thông tin luận án
Ngày 01-12-2017
Thông tin luận án của NCS. Đỗ Thị Hòa Nhã
TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS. ĐỖ THỊ HÒA NHÃ
Tên đề tài luận án tiến sĩ: Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62.62.01.15
Họ và tên NCS: Đỗ Thị Hòa Nhã
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
* Những đóng góp về lý luận và học thuật:
Luận án đã hoàn thiện một bước cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của nước đang phát triển, có nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sang các nước phát triển. Từ cách tiếp cận của mô hình trọng lực, các yếu tố này được chia thành 3 nhóm: các yếu tố tác động đến cung, các yếu tố tác động đến cầu và các yếu tố hấp dẫn, cản trở.
Luận án đã bổ sung vào khung phân tích một số yếu tố có tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU, đó là: các cam kết chính của Hiệp định FTA thế hệ mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, chỉ số công nghệ của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, chất lượng cơ sở hạ tầng của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, gánh nặng chính sách của Chính phủ nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
* Những đóng góp về thực tiễn:
Luận án sử dụng kết hợp cả hai phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng, trong đó:
Phân tích định tính tập trung làm rõ thực trạng các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU như: chính sách khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, rào cản thương mại hiện tại của EU và các cam kết chính của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Phân tích định lượng sử dụng kỹ thuật hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và mô hình trọng lực mở rộng để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố sau tới xuất khẩu nông sản và một số mặt hàng nông sản điển hình (cà phê, hồ tiêu, trái cây): GDP bình quân đầu người gộp, dân số gộp, khoảng cách địa lý, chỉ số sẵn sàng công nghệ gộp,chất lượng cơ sở hạ tầnggộp và gánh nặng chính sách của Chính phủ nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu chương 1, chương 2 và chương 3 của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và thương mại quốc tế.
Kết quả nghiên cứu chương 4 và chương 5 của luận án có thể được sử dụng làm căn cứ hữu ích cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân để xây dựng hệ thống giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU.
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Luận án chưa lượng hóa được tác động của tất cả các yếu tố đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU.
Luận án cũng chưa dự đoán được tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU. Đây có thể là nội dung mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Ph.D Candidate: MRS DO THI HOA NHA
Title of dissertation:"The factors affecting Vietnam’s agricultural exports to the EU market "
Major: Agricultural Economics
Code: 62.62.01.15
Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Khanh Doanh
Trainning institution: Thai Nguyen University of Economics and Business Administration - Thai Nguyen University.
NEW RESULTS OF THE DISSERTATION
* The theoretical and academic contributions:
The dissertation has completed a theoretical and practical basis on factors affecting agricultural exports of developing countries, with agricultural products being the main export items, to developed countries. From the approach of the gravity model, these factors are divided into three groups: factors affecting the supply, factors affecting the demand, and factors of attraction and obstruction.
The dissertation has added to the analysis framework some factors that affectVietnam’s agricultural exports to the EU market: the main commitments of the new generation FTA Agreement, the quality of infrastructure of the exporting country and the importing country, the technological index of the exporting and importing country, the burden of the government regulation of the exporting and importing country.
* The practical contributions:
The dissertation uses a combination of qualitative and quantitative methods, in which:
Qualitative analysis focused on clarifying the situation of factors affecting Vietnam’s agricultural export to the EU market: incentives policy of VietNam's production and exports, current trade barriers in the EU and key commitments of the EU – Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA).
Quantitative analysis usesthe random effects method (REM) and the augmented gravity model to measure the influences of the following interaction factors to agricultural exports and some typical commodities (cofee, pepper, fruit): GDP per capita, gross population, geographic distance, aggregate technology readiness index, and policy burden of exporting and importing government.
Base on the research results, the dissertation proposes some solutions and recommendations to boost Vietnam's agricultural exports to the EU market by 2025 with a vision to 2030.
APPLICABILITIES
The research results of Chapter 1, 2 and 3 can be used as reference materials for scientists, lecturers, institutes and students studying in agricultural economics and international trade.
The research results of Chapter 4 and 5 can be usedas references for the government’s management agencies, organizations and others to establish a system of solutions to promote positive factors, deter the impact of negative factors, thereby boosting the export of Vietnam’s agricultural products to the EU market.
ISSUES FOR FURTHER RESEARCH
The dissertation has not quantified the impact of all the factors on Vietnam’s agricultural exports to the EU market
The dissertation has not predicted the impact of the EVFTA agreement on Vietnam’s agricultural exports to the EU market. This may be the content for further researches.
Nguồn: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.