Thông tin luận án

Ngày 29-04-2020

Trang thông tin luận án của NCS Đoàn Anh Thắng

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và sự biểu lộ dấu ấn miễn dịch P53, Ki67, BRAF V600E của polyp đại trực tràng

Chuyên ngành: Nội tiêu hóa

Mã số: 62.72.01.43

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Anh Thắng

Người hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Trọng Hiếu

Hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Đức Quý

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên  

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả nghiên cứu đề cập đầy đủ một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và đặc biệt là sự biểu lộ các dấu ấn miễn dịch, mức độ biểu lộ của P53, Ki67, BRAF. Qua hình ảnh nội soi đã ghi nhận được vị trí chủ yếu của polyp là ở trực tràng và đại tràng sigma; 61,7% trường hợp có từ 2 polyp trở lên, đại đa số trường hợp có kích thước của polyp≤ 20mm và bề mặt của polyp nhẵn. Về đặc điểm mô bệnh học, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ polyp u tuyến chiếm 63,0%, tổn thương răng cưa chiếm 35,8% và có loạn sản chiếm 66,7%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ biểu lộ P53 rất cao (96,3%), đặc biệt  trong các trường hợp loạn sản. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ biểu lộ Ki67 mức độ (+++) với những trường hợp có kích thước polyp >20mm. Điều này cũng phù hợp với nhận định: sự biểu lộ của Ki67 liên quan chặt chẽ với sự tăng sinh và tăng trưởng tế bào khối u. Ngoài ra, mức độ biểu lộ cao (++, +++) của các dấu ấn miễn dịch P53,Ki67 ở vùng loạn sản cao hơn hẳn so với vùng không loạn sản.  Nghiên cứu còn ghi nhận được polyp có kích thước càng lớn thì tỷ lệ và mức độ biểu lộ BRAF càng cao và gen BRAF chỉ phát hiện biểu lộ mức độ (++) ở vùng loạn sản. Tất cả những điều này là đóng góp mới của luận án và có giá trị thực tiễn.

Các kết quả có giá trị trong luận án như:  + Vị trí polyp: trực tràng (32,1%), đại tràng sigma (22,2%).  Số lượng polyp trung bình ở 1 BN là 2,16; 31 BN có polyp đơn độc (38,3%).

+ Kích thước polyp ≤ 10mm: 46,9%; Từ 10 - ≤ 20mm: 45,7%; > 20mm: 7,4%.  Polyp u tuyến 51 BN (63,0%); Polyp không u tuyến (37,0%); Polyp tuyến ống: 43 BN (53,1%); Polyp tuyến ống-nhung mao: 7 BN (8,6%); Polyp tuyến nhung mao: 1 BN (1,23%); Polyp loạn sản chiếm 66,7%. Tỷ lệ P53, Ki67, BRAF dương tính lần lượt là: 96,3%; 100%; và 22,2%. Tỷ lệ dương tính cả 3 dấu ấn là 21%; dương tính 2/3 dấu ấn là 75,3%. P53 dương tính mức độ (+), (++), (+++) có tỷ lệ: 14,1% ; 29,5% và 56,4%. Ki67 dương tính mức độ (+), (++), (+++) có tỷ lệ: 30,9%; 39,5% và 29,6%. BRAF dương tính mức độ (+): 15 BN (83,3%); mức độ (++): 3 BN (16,7%); Mức phát hiện trung bình sự biểu lộ P53, Ki67, BRAF tại vùng loạn sản cao hơn vùng không loạn sản, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,001, p=0,002).  Tỷ lệ biểu lộ BRAF có sự khác biệt ở các mẫu polyp tổn thương răng cưa (p=0,01), đặc biệt tại vùng có loạn sản (p=0,004). Biểu lộ BRAF chủ yếu phát hiện ở các mẫu lan tỏa tại vùng loạn sản (p<0,001), và ở các mẫu có tổn thương viêm cao hơn các mẫu không viêm (sự khác biệt với p = 0,003).

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN,

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Các ứng dụng và khả năng ứng dụng

-  Khám nội soi đại trực tràng sớm nhằm phát hiện các tổn thương polyp, nghiên cứu cũng cho thấy biểu lộ gen BRAF trong polyp đại trực tràng là dấu ấn tiềm năng cho nguy cơ phát triển ung thư.

- Việc cần làm các xét nghiệm hóa mô miễn dịch ở các bệnh nhân có polyp, đặc biệt với các trường hợp có polyp có kích thước trên 20mm là rất thiết thực và có ý nghĩa.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Cần theo dõi chặt chẽ các trường hợp polyp có loạn sản để phát hiện sớm ung thư hóa và điều trị kịp thời

 

THE INFORMATION PAGES

Name of thesis: “Assessment the clinical, endoscopic, pathologic characteristics and the immunohistochemistry expression of P53, Ki67, BRAF V600E in colorectal polyps”

Domain: Gastroenterology

Code: 62.72.01.43

Name of student: Đoàn Anh Thắng

Professors:

Professor 1: A. Professor NguyễnTrọng Hiếu

Professor 2: A. Professor Trần Đức Quý

Faculty: Pharmaceutical and Medical College, Thai Nguyen University 

 

THE HIGHLIGHT RESULTS OF THESIS

The thesis fully updated the clinical, endoscopic, and pathologic characteristics; especially the expression of immunohistochemistry markers P53, Ki67, BRAF. From the endoscopic results, the most common location was the sigmoid colon and rectum; 61,7% cases with more than 2 polyps, most of the case had the polyp size under 20 mm, and the surface of polyp was smooth. In term of pathologic characteristics, 63,0% cases was adenoma, serrated lesion was 35,8% and hyperplasia was 66,7%. The results showed the high expression of P53 (96,3%), especially in the hyperplasia cases. It also showed that the Ki67 expression (+++) was prominent in the polyps more than 20 mm. This also showed that: the expression of Ki67 closely related with the proliferation of tumor cells. In other way, the high expression levels (++,+++) of the immunohistochemistry markers P53, Ki67 in the dysplasia area was prominently higher than the non-dysplasia. The study also showed the bigger size of polyps, the higher expression of BRAF, and gene BRAF was only expressed (++) in the dysplasia area. All these contributions are new and valuable.

The others valuable results in the thesis such as: + Location of polyps: rectum (32,1%), sigmoid colon (22,2%). The average number of polyps in each patient was 2,16; 31 patients had single polyp (38,3%).

+ Polyp size ≤ 10mm: 46,9%; 10 - ≤ 20mm: 45,7%; > 20mm: 7,4%.

Adenomapolypwas in 51 patients (63,0%); Non-adenomapolyp  (37,0%); Tubularadenomapolypwas in 43 patients (53,1%); Tubulovillous adenomapolyp was in 7 patients (8,6%); Villous adenoma polyp was in 1 patient (1,23%); Dysplasia polyp was 66,7%. The expressions positive ofP53, Ki67, BRAF: 96,3%; 100%; and 22,2%.The positive prevalence with three markers was 21%; 2/3 marker was 75,3%. P53 positive level (+), (++), (+++) was: 14,1% ; 29,5% and 56,4%. Ki67 positive level (+), (++), (+++) was: 30,9%; 39,5% and 29,6%. BRAF positive level (+): 15 patients (83,3%); level (++): 3 patients (16,7%). The average expression of P53, Ki67 and BRAF in the dysplasia area was higher than non-dysplasia, significantly different (p=0,001, p=0,002). The prevalence of BRAF expression was different in the serrated polyps (p=0,01), especially in the dysplasia area (p=0,004). The expression of BRAF was mainly in the diffused dysplasia area  (p<0,001), and in the inflammatory lesion more than non-inflammatory lesion (p=0,003).

 

THE APPLICABILITY AND APPICABLE POSSIBILITY, THE PROPOSAL FOR FURTHER STUDY

*Applicability and applicable possibility

The early colorectal endoscopic examination is useful for early diagnostic. The expression of BRAF plays an important role in the cancer prediction.

It is necessary to do the immunohistochemistry markers in the colorectal polyp patients, especially with the tumor bigger than 20 mm.

* The proposal

It is necessary to closely observe the dysplasia polyp for early cancer detection.

 

Nguồn: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên.  

Các bài liên quan