Thông tin luận án

Ngày 09-12-2021

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Ngô Mạnh Dũng

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Nghiên cứu chuyển gen codA nhằm nâng cao khả năng chịu hạn của cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill)”.

Ngành: Di truyền học                  

Mã số: 9420121 

Họ và tên NCS: Ngô Mạnh Dũng 

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Chu Hoàng Hà

2. GS.TS. Chu Hoàng Mậu

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên 

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tạo thành công cây đậu tương mang gen codA tăng khả năng chịu hạn so với cây đậu tương không biến nạp.

Cụ thể là:

1) Đã xác định được các yếu tố thích hợp cho chuyển gen codA và tạo đa chồi ở giống đậu tương ĐT22. Nồng độ PPT 3 mg/l ở giai đoạn cảm ứng tạo chồi trong môi trường SIM và nồng độ PPT 1,5 mg/l ở giai đoạn kéo dài chồi trong môi trường SEM; dịch khuẩn có giá trị OD650= 0,6, thời gian ủ khuẩn 30 phút, đồng nuôi cấy 5 ngày trong tối và diệt khuẩn bằng cefotaxime 500 mg/l là thích hợp cho cảm ứng tạo chồi và kéo dài chồi trên môi trường chọn lọc.

2) Lần đầu tiên gen codA được chuyển thành công và biểu hiện ở cây đậu tương Việt Nam. Sự biểu hiện của gen chuyển codA trong cây đậu tương chuyển gen đã làm tăng hàm lượng GB, proline, tăng hoạt độ của POD, giảm hàm lượng MDA so với cây cây đậu tương không chuyển gen.

3) Bốn dòng đậu tương chuyển gen codA ở thế hệ T1 đã được đánh giá, hàm lượng GB ở dòng đậu tương chuyển gen tăng từ 248,9% - 288,3% so với cây không chuyển gen; hàm lượng proline tăng 1,5 - 2 lần, hoạt động của POD tăng lên gấp 4 lần và hàm lượng MDA giảm 0,5 lần so với cây không chuyển gen.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn 

Các dòng đậu tương chuyển gen codA có thể được sử dụng làm vật liệu phục vụ chọn giống đậu tương có khả năng chống chịu hạn, đáp ứng một phần nhu cầu đậu tương đang thiếu trong nước hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng vào các giống cây họ đậu và các loài thực vật khác trong định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao hàm lượng GB giúp tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Các dòng đậu tương chuyển gen cần được tiếp tục theo dõi, đánh giá tính ổn định của gen chuyển qua các thế hệ và ứng dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Dissertation title: Study on transferring codA gene to improve drought tolerance of soybean (Glycine max (L.) Merrill).

Major: Genetics

Code: 9420121

Ph.D. Student: Ngo Manh Dung

Scientific Supervisor:

1. Assoc. Prof. Dr Chu Hoang Ha

2. Prof. Dr Chu Hoang Mau

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION:

The dissertation is the first research work in Vietnam to successfully create transgenic soybean plants carrying the codA gene to increase drought tolerance compared to non- transgenic soybean plants.

Specifically:

1) The suitable factors for transferring codA gene and forming multi-shoot in soybean variety DT22 have been identified. PPT concentration of 3 mg/l at shoot induction stage in SIM medium and PPT concentration 1.5 mg/l at shoot elongation stage in SEM medium; bacteriophage with the value OD650= 0,6, incubation time of 30 minutes, co-culture for 5 days in the dark and sterilization with cefotaxime 500 mg/l are suitable for shoot induction and shoot elongation on selective media.

2) For the first time, the codA gene was successfully transferred and strongly expressed in soybean in Vietnam. The expression of codA transgene in transgenic soybean plants increased GB, proline, POD activity, and decreased MDA content compared with non-transgenic soybean plants.

3) Four codA transgenic soybean varieties in the generation T1 were evaluated, GB content in transgenic soybean varieties increased from 248.9% - 288.3% compared with non-transgenic plants; proline content increased 1.5-2 times, POD activity increased 4 times and MDA content decreased 0.5 times compared with non-transgenic plants.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND

RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

 

Applications in Practice

The codA transgenic soybean lines can be used as materials for selecting drought-resistant soybean varieties, partly meeting the current shortage of soybean demand in the country. The research results of the thesis can be applied to legumes and other plant species in the direction of research in order to improve GB content to increase tolerance to adverse environmental conditions.

Recommendations for Further Studies

It is necessary for the transgenic soybean lines to be continuously monitored and evaluated on the stability of the transgene across generations and applied for further studies.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm,  Đại học Thái Nguyên

Các bài liên quan