Thông tin luận án

Ngày 18-01-2022

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Trần Thị Tâm

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên luận án: Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do Moniezia spp. gây ra trên dê tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị.

Ngành: Ký sinh trùng & Vi sinh vật học thú y

Mã số: 9.64.01.04 

Họ và tên NCS: Trần Thị Tâm

Khóa đào tạo: 2017 - 2020

Người hướng dẫn khoa học:

 1. GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan 

2. TS. Phan Thị Hồng Phúc

Cơ sở đào tạo: Trường đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã có những kết luận về những kết quả mới như sau:

- Xác đinh được tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê tại tỉnh Bắc Giang (85,50% qua mổ khám và 80,68% qua xét nghiệm phân).

- Phát hiện được 8 loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa của dê tại tỉnh Bắc Giang: Fasciola gigantica, Paramphistomum cervi, Eurytrema pancreaticum, Moniezia expansa, Strongyloides papillosus, Haemonchus spp., Oesophagostomum spp. và Trichocephalus spp..

- Định danh được loài sán dây Moniezia expansa bằng kỹ thuật hình thái học và kỹ thuật sinh học phân tử.

- Xác định được 9 loài nhện đất - vật chủ trung gian của sán dây Moniezia expansa ký sinh ở dê tại tỉnh Bắc Giang: Allozetes pusillus, Lamellobates ocularis, Scheloribates fimbriatus, Scheloribates mahunkai, Scheloribates praeincisus, Protoribates (Xylobates) paracapucinus, Acrogalumna ventralis, Galumna flabellifera orientalisPergalumna margaritata.

- Đã xây dựng được bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh sán dây trên đàn dê ở các địa phương nghiên cứu tại tỉnh Bắc Giang.

- Xác định được thời gian sán dây Moniezia expansa hoàn thành vòng đời trong cơ thể dê gây nhiễm là 47 - 48 ngày.

- Xác định được đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của dê bị bệnh sán dây Moniezia expansa.

- Xác định được hiệu lực và độ an toàn của 3 phác đồ điều trị bệnh sán dây cho dê, trong đó phác đồ sử dụng thuốc praziquantel (liều 15 mg/kg TT, dùng 1 lần) và phác đồ sử dụng nước sắc vỏ thân cây thạch lựu (liều 45 g/con/ngày) kết hợp với thuốc tẩy muối MgSO4 (liều 50 g/con), dùng 1 lần, có hiệu lực tẩy sán dây Moniezia expansa cho dê đạt 94,51% và 90,27%.

- Đề xuất được biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán dây cho dê gồm 6 biện pháp chính.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Xác định được triệu chứng, bệnh tích điển hình của dê mắc bệnh sán dây Moniezia expansa và hiệu quả của các biện pháp phòng trị bệnh. Đây là cơ sở khoa học giúp cán bộ thú y và người chăn nuôi dê chẩn đoán bệnh sớm (qua quan sát triệu chứng lâm sàng) để phòng trị bệnh kịp thời và hiệu quả.

- Áp dụng các biện pháp phòng và trị bệnh sán dây cho dê hiệu quả, từ đó giúp người chăn nuôi dê hạn chế thiệt hại do bệnh sán dây gây ra.

- Kết quả đề tài luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong đào tạo, nghiên cứu ở các trường Đại học, cao đẳng chuyên ngành.

 * Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Tiếp tục nghiên cứu về các đặc điểm sinh học của ấu trùng sán dây Moniezia expansa và các biện pháp phòng chống vật chủ trung gian của sán dây, từ đó có cơ sở khoa học khuyến cáo người chăn nuôi phòng bệnh sán dây cho dê.

 

 

INFORMATION OF Ph.D DISSERTATION

Dissertation title: STUDY ON GASTROINTESTINAL HELTHMINTH INFECTION AND MONEZIOSIS CAUSED BY Moniezia spp. IN GOATS IN BAC GIANG PROVINCE, PREVENTION AND TREAIMENT OF THE DISEASE 

Speciality: Veterinary Parasitology and Microbiology 
Code:  9.64.01.04
Ph.D candidate: Tran Thi Tam 
Training course: 2017 - 2020 
Scientific Supervisors: 
1. Prof. Dr. Nguyen Thi Kim Lan
2. Dr. Phan Thi Hong Phuc
Training institution: University of Agriculture and forestry - Thai Nguyen University


THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

The dissertation has obtained new finding and contribution as follows:
- The prevalence of gastrointestinal helminth infection in goats in Bac Giang province has been identified (85,50% through dissection and 80,68% by fecal test).

- 8 species of gastrointestinal helminths have been detected including Fasciola gigantica, Paramphistomum cervi, Eurytrema pancreaticum, Moniezia expansa, Strongyloides papillosus, Haemonchus spp., Oesophagostomum spp. and Trichocephalus spp..

- Moniezia expansa tapeworm species is Identified by morphological and molecular biology techniques.

- 9 species of soil mites - intermediate hosts of parasitic Moniezia expansa tapeworm in goats in Bac Giang province including: Allozetes pusillus, Lamellobates ocularis, Scheloribates fimbriatus, Scheloribates mahunkai, Scheloribates praeincisus, Protoribates (Xylobates) paracapucinus, Acrogalumna ventralis, Galumna flabellifera orientalis and Pergalumna margaritata have been identified.

- Epidemiological mapping of the endemic tapeworm infection in goat herds in the studied places in Bac Giang province has been developed. 

- The time period to complete the life cycle of the tapeworm in the goat's body is determined as 47 - 48 days.

- The pathological, and clinical manifestation of goats infected with Moniezia expansa tapeworm is Identified.

- Efficacy and safety of three treatment regimens in treating of tapeworm infection in goats have been determined: Praziquantel at dosage of 15 mg/kg body weight (a singgle dose) and decoction pomegranate stem bark 10 - 15 g/goat/day in combination with saline laxative - MgSO4 at dosage of 50 g/goat (a single dose) is safely and effectively administered against tapeworm infection with 94.51 - 90.27% efficacy.

- Recommendation of prevention and control measure for tapeworm infection in goats has been developed including 6 main contents.

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability

- Typical symptoms and lesions of goats infected with tapeworm Moniezia expansa have been Identified. Effective prevention and treatment measures of the infection have been developed. This is a sicentific basis for veterinarians and goat producers to rely on for early diagnosis (by clinical symptoms observation) to prevent and treat the disease immediately and effectively.

- The preventiion and treatment of tapeworm infection are applied effevtively so that it can help goat producer to limit the prevalence of tapeworm infection in goats and damage caused by tapeworm.

- The finding of the dissertation are references valuable in training, scientific research in Universities and colleges.

* Open tissues for further studies: 

- Study on the biological characteristics of Moniezia expansa tapeworm larvae, prevention and control measures of the intermediate host of tapeworms should continue to conduct, on the basis of this finding to recommend goat producer to prevent tapeworm infection in goats more effectively.

                           

 Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

Các bài liên quan