Thông tin luận án

Ngày 05-04-2023

Trang thông tin luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Mai

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội”

Ngành: Địa lí học;                    Mã số: 9310501

Họ và tên NCS: Nguyễn Thanh Mai

Người hướng dẫn khoa học: 

  1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường
  2. PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lí luận và thực tiễn về mức sống dân cư. Trên cơ sở các chỉ tiêu cơ bản về mức sống dân cư, luận án đã lựa chọn những chỉ tiêu đặc thù tính địa lí, áp dụng trong nghiên cứu phù hợp với đặc điểm tỉnh Thái Nguyên, một tỉnh khu vực trung du miền núi Việt Nam. Từ đó, định hướng nghiên cứu vấn đề về sự thay đổi theo thời gian và sự khác biệt phân hóa mức sống dân cư theo lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên (toàn tỉnh, tiểu vùng, các đơn vị hành chính).

2. Luận án đã phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn, hạn chế của các nhóm nhân tố: vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020, từ đó làm rõ mối quan hệ tương hỗ giữa chúng đối với vấn đề cải thiện và nâng cao mức sống dân cư, rút ra những kết luận về lợi thế của Tỉnh trong việc nâng cao mức sống dân cư.

3. Luận án nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng để đánh giá mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ 2010 - 2020 theo 4 nhóm chỉ tiêu: (i) nhóm chỉ tiêu kinh tế, (ii) nhóm chỉ tiêu giáo dục - đào tạo, (iii) nhóm chỉ tiêu y tế và chăm sóc sức khoẻ, (iv) nhóm chỉ tiêu bổ trợ; Phân tích, đánh giá được thực trạng mức sống dân cư, nguyên nhân phân hoá mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên của 2 tiểu vùng (tiểu vùng Bắc Thái Nguyên, Tiểu vùng Nam Thái Nguyên) và đơn vị hành chính cấp huyện; phân tích những mặt đạt được và những hạn chế trong việc nâng cao mức sống dân cư của tỉnh trong giai đoạn 2010-2020.

4. Trên cơ sở các căn cứ, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế gắn với nâng cao mức sống dân cư, luận án đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới. Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học quan trọng, dữ liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách trong việc đề xuất chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, giảm nghèo và nâng cao mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên, trong đó đặc biệt chú ý sự phân hóa lãnh thổ về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người trong giai đoạn tới.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, nghiên cứu viên, sinh viên thuộc chuyên ngành Địa lí học và khoa học Địa lí nói chung.

Kết quả nghiên cúu là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho các nhà quản lý, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng có góc nhìn cụ thể, toàn diện và có căn cứ để đề xuất, triển khai những giải pháp nhằm nâng cao mức sống dân cư địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đã đề ra về phát triển toàn diện, bền vững chỉ số phát triển con người.

 

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Do nội dung nghiên cứu về mức sống dân cư rất rộng, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư gồm nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau, vì vậy trong khuôn khổ luận án này tập trung vào 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức sống dân cư: Nhóm chỉ tiêu kinh tế, Nhóm chỉ tiêu giáo dục, Nhóm chỉ tiêu y tế - chăm sóc sức khoẻ và Nhóm chỉ tiêu bổ trợ. Nếu nghiên cứu sâu thêm các chỉ tiêu và tiêu chí khác đánh giá mức sống dân cư như hệ số GINI, số năm đến trường trong giáo dục, tỉ lệ hộ sử dụng đồ dùng lâu bền, chỉ tiêu nước sạch vệ sinh môi trường… và đề ra những giải pháp quản lí nhà nước nâng cao mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững sẽ đầy đủ, toàn diện hơn. Đây là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISERTATION

Dissertation: "Study on the living standards of Thai Nguyen province in terms of socio-economic geography"

Speciality: Geography              Code: 9310501

Ph.D.Candidate: Nguyen Thanh Mai

Supervisors:

  1. Associate Professor. Nguyen Xuan Truong
  2. Associate Professor. Nguyen Minh Tue

Training institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. The disertation has systematized and supplemented theoretical and practical issues on the living standards. Based on basic criteria of living standards, the disertation has selected specific geographical indicators, applied in the study in accordance with the characteristics of Thai Nguyen province, a province in the midland and mountainous region of Vietnam. From there, the research orientation is about the change over time and the difference in living standards according to the territory of Thai Nguyen province (the whole province, sub-regions, administrative units).

2. The disertation has analyzed and evaluated the advantages, disadvantages and limitations of the groups of factors: geographical location and territorial scope; natural conditions and natural resources; socio-economic conditions affecting the living standard of people in Thai Nguyen province in the period 2010-2020, thereby clarifying the interrelationships between them for the improvement and raising of living standards, drawing conclusions about the province's advantages in improving the standard of living.

3. The research disertation combines qualitative and quantitative research to assess the living standards of Thai Nguyen in the period from 2010 to 2020 according to 4 groups of indicators: (i) economic indicators, (ii) target groups education - training, (iii) the group of health and wellness indicators, (iv) the group of supplementary indicators; analyze and evaluate the current situation of living standards, the causes of the difference in living standards of Thai Nguyen of 2 sub-regions (Northern Thai Nguyen sub-region, Southern Thai Nguyen sub-region) and district-level administrative units; analyze the achievements and limitations in improving the living standards of the province's population in the period of 2010-2020.

4. Based on goals and orientations for economic development associated with improving living standards, the disertation has proposed 4 groups of solutions to improve and raise the living standards of Thai Nguyen province in the new context. The research results of the disertation are an important scientific basis, reference data for managers and policy makers in proposing guidelines and policies for economic development, poverty reduction and improvement living standards of Thai Nguyen province, in which special attention is paid to the territorial differentiation in terms of socio-economic development and human development in the coming period.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

The research results of the disertation are useful references for teaching staff, scientists, researchers, students majoring in Geography. The research results are a good reference for managers, departments, boards and branches of Thai Nguyen province and localities with similar socio-economic conditions to have a specific and comprehensive perspective and have grounds to propose and implement solutions to improve the living standards of the local population, contributing to the effective implementation of the set goals of comprehensive and sustainable development of the human development index.

Because the content of research on living standards is very wide, the system of indicators for assessing standard of living includes many different evaluation criteria, so within the framework of this disertation, we focus on 4 groups of basic criteria assessment of population's living standards: Group of economic indicators, Group of educational indicators, Group of indicators of health - health care and Group of supplementary indicators. If further research is done on other indicators and criteria to assess the living standards such as GINI coefficient, years of schooling in education, the percentage of households using durable utensils, clean water and sanitation criteria... and propose solutions for state management to improve the living standards of Thai Nguyen's population in a sustainable way, which will be more complete and comprehensive. This is suggestive content for future research directions.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan