Thông tin luận án

Ngày 13-06-2023

Trang thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Đặng Xuân Thường

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc trong xử lý và tái sử dụng nước thải hầm lò mỏ than tại Quảng Ninh.

Ngành: Khoa học Môi trường                Mã số: 944 03 01

Họ và tên NCS: Đặng Xuân Thường

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Đỗ Thị Lan

2. GS.TS. Trần Đức Hạ

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Hoàn thiện được công nghệ xử lý nước thải hầm lò mỏ than bị nhiễm mặn do khai thác xuống sâu trên cơ sở dây chuyền công nghệ hiện có để nước thải sau xử lý đảm bảo theo (Quy chuẩn việt nam) QCVN 40:2011/BTNMT-A (Bộ tài nguyên môi trường cột A) cấp nước cho một số nhu cầu sản xuất.

- Đề xuất được công trình xử lý nâng cao (Xử lý nâng cao) trong dây chuyền xử lý nước thải hầm lò mỏ than bằng công nghệ truyền thống kết hợp với màng lọc Nano và các thông số thiết kế, vận hành công trình đảm bảo yêu cầu cấp nước sinh hoạt, ăn uống cho công nhân khu vực mỏ than.

- Đánh giá hiệu quả được màng lọc Nano vừa loại bỏ Clo dư trong nước, vừa làm giảm độ cứng của nước sau xử lý.

- Đưa ra được các thông số hoạt động tối ưu của màng lọc Nano cho việc tái sử dụng nước thải hầm lò mỏ than bị nhiễm mặn.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

- TKV (Than khoáng sản Việt Nam) cũng như Công ty Đông Bắc đã xây dựng các trạm xử lý nước thải tuy nhiên với công nghệ xử lý truyền thống, kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy các thông số chất lượng nước thải sau xử lý chủ yếu đạt mức B của QCVN 40:2011, trong đó các giá trị TSS, Fe, Mn,.. còn tương đối cao. Với phương pháp trung hòa bằng vôi, nước thải sau xử lý độ cứng còn lớn. Mặt khác với một số hầm lò sâu, nước thải sau xử lý có hàm lượng muối tương đối lớn. Những vấn đề này cản trở việc xả nước thải ra nguồn loại A cũng như tái sử dụng nước thải cho các mục đích sinh hoạt và sản xuất tại các mỏ than.

- Nghiên cứu hoàn thiện được quá trình tiền xử lý, tính toán công nghệ bổ trợ làm tăng hiệu quả của quá trình lắng như (Keo tụ - Lắng - Lọc - Lọc nâng cao) để đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn A theo QCVN 40:2011 BTNMT nhằm mục đích tái sử dụng cho sản xuất. Tiếp tục xử lý nâng cao bằng công nghệ màng lọc thực hiện nghiên cứu sử dụng màng lọc MF,UF và NF để đảm bảo đạt QCVN 01-1:2018/BYT(Bộ y tế) để cấp nước sinh hoạt cho công nhân trong các mỏ và khu vực.

- Đề xuất được dây chuyền công nghệ có sử dụng màng lọc để xử lý nước thải hầm lò mỏ than qua các bước nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của phương án xử lý nước thải hầm lò mỏ than thành nước sinh hoạt theo dây chuyền công nghệ đề xuất có màng lọc Nano.

- Việc nghiên cứu chuyên sâu về tắc màng, nghẽn màng và cách khắc phục hạn chế tắc màng nghẽn màng được để lại bỏ ngõ cần tiếp tục nghiên cứu. Cũng như việc sử dụng hóa chất rửa màng chống nghẽn, hạn chế tắc màng là loại gì và liều lượng cụ thể cũng được bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu tiếp.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

Dissertation Title:  Research and application of membrane technology in the treatment and reuse of coal mine wastewater in Quang Ninh.

Major: Environmental science                          Code: 944 03 01

PhD Candidate: Dang Xuan Thuong

Scientific Supervisors:

1. Assoc. Prof. Dr. Do Thi Lan

2. Prof. Dr. Tran Duc Ha

Training institution: University of Agriculture and forestry - Thai Nguyen University.

 

NEW RESULTS OF THE DISSERTATION

- Complete the technology of treating coal mine wastewater contaminated with salt due to deep mining on the basis of the existing water containers so that the treated wastewater ensure level A standard according to QCVN 40:2011/BTNMT to supply water for some production purposes.

- Propose advanced treatment works (advanced treatment) in treatment line for coal mine wastewater using conventional technology combined with Nanofiltration and design and operating parameters meeting requirements of supplying drinking and domestic water for workers in the coal mine area.

- Evaluate the effectiveness of the Nanofiltration that both removes residual chlorine in water and reduces the hardness of treated water.

- Give the optimal operating parameters of the Nanofiltration for the reuse of salted coal mine wastewater.

 

APPLICATIONS, PRACTICAL APPLICATIONS OR UNFINISHED ISSUES FOR FURTHER STUDY

- TKV as well as Dong Bac Company have built wastewater treatment stations, but with conventional treatment technology, the research results of the project show that the parameters of treated wastewater quality mainly reach level B of QCVN 40. :2011, in which the TSS, Fe, Mn, .. values are still relatively high. With the lime neutralization method, the hardness of treated wastewater is still large. On the other hand, with some deep pits, the treated wastewater has a relatively large salt content. These problems prevent the discharge of wastewater to Class A sources as well as the reuse of wastewater for domestic and production purposes at the coal mines.

- Research to perfect the pre-treatment process, calculate auxiliary technology to increase the efficiency of the sedimentation process (such as Coagulation - Sedimentation - Filtering - Advanced filtration) to ensure that the treated water meets A standard under QCVN 40:2011 BTNMT for the purpose of reuse for production. Continue advanced treatment with membrane technology to conduct research using MF,UF, NF filters under standard QCVN 01-1:2018/BYT to supply water for workers in the mines and the region.

- Propose to use water containers with filter membrane for coal mine wastewater treatment through steps of research and evaluation of the economic and technical efficiency of the coal mine wastewater treatment into domestic water according to the proposed water containers with Nanofiltration.

- In-depth research on membrane occlusion, membrane clogging and measures for membrane occlusion is left unresolved and needs further research. In additions, the use of membrane cleaning chemicals for clogging prevention, membrane blockage reduction and specific dosage are also left open for further research.

 

Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan