Thông tin luận án

Ngày 10-01-2018

Thông tin luận án của NCS. Trương Đức Cường

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9 14 01 14

Họ và tên NCS: Trương Đức Cường

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh

2. TS. Mai Công Khanh

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Kết quả nghiên cứu lý luận: Xác định được các yếu tố cơ bản đặc trưng cho quản lý hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội; Luận cứ cho việc áp dụng mô hình CIPO trong quản lý các hoạt động đào tạo cử nhân quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn:

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo cử nhân văn hóa ở các trường đại học, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở thực tiễn cho hoạt động quản lý đào tạo nói chung, ngành quản lý văn hóa nói riêng.

- Đề xuất được 6 giải pháp quản lý hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa theo hướng ứng dụng, phù hợp với sự đổi mới quản lý giáo dục đại học trong điều kiện hiện nay

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ

CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1. Các ứng dụng, khả năng vận dụng trong thực tiễn.

-  Kết quả nghiên cứu lý luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về quản lý đào tạo nói chung, ngành quản lý văn hóa nói riêng. Là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành quản lý văn hóa theo hướng ứng dụng.

- Kết quả nghiên cứu thực tiễn là những bài học kinh nghiệm quí giá trong việc tổ chức hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Các giải pháp của luận án là những chỉ dẫn cụ thể để cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên vận dụng trong các trường đại học có đào tạo ngành quản lý văn hóa.

- Đối với các nhà quản lý ở địa phương, luận án cung cấp căn cứ luận để hoạch định chính sách góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa.

2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

- Ngành Quản lý văn hóa, đào tạo nhiều chuyên ngành mang tính đặc thù (Quản lý lễ hội; Quản lý hoạt động âm nhạc; Biên đạo múa đại chúng; Biên tập và dẫn chương trình; Đạo diễn sự kiện; Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật...), nên rất cần thiết phải nghiên cứu riêng về cơ chế chính sách cho hoạt động đào tạo ngành này.

- Để đáp ứng yêu cầu xã hội về nguồn nhân lực ngành quản lý văn hóa ở các trình độ, cần có nghiên cứu về quản lý đào tạo nhân lực của ngành ở trình độ sau đại học, đây cũng là vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation tittle: Managing Bachelor’s Degree Training in Cultural Management at university to meet the needs of the society in the current period.”

Speciality: Educational Management

Code: 9 14 01 14

PhD. Candidate: Truong DucCuong

Supervisors:

1. Assoc. Prof. Dr. Tran Thi Tuyet Oanh

2. Dr. Mai Cong Khanh

Training Institution: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1.  Theoretical research results

The research hasidentified the basic and specific elements of the management of the bachelor's degree training in cultural management in universities to meet the social demands; laid the foundation for the application of the CIPO model in the management of cultural management training activities in universities to meet the social needs.

2.  Practical  research results

The research has:

- Assessed the current situation of the management of bachelor's degree training in cultural management at university and identified the limitations and their causes, laying the practical foundation for the management of training in general, and the management of training in cultural management in particular.

- Proposed 6 solutions to manage the bachelor's degree training in cultural management at university to meet the social demands, contributing to raising the quality of human resource training for the culture sector in the direction of application in line with the innovation of higher education management in the current situation.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES 

1. The practical applications:    

- The theoretical research results of the dissertation can be used as reference materials for studies on the management of training in general and the management of training in cultural management in particular. They can also be reference materials for administrators at all levels, lecturers, postgraduate, graduate and undergraduate students majored in training management in the field of cultural management in the direction of application.

- The practical research results are valuable experience lessons in organizing bachelor's degree training activities in cultural management at university to meet the needs of the society.

- The solutions proposed in the dissertation are specific instructions for educational administrators at all levels, lecturers, postgraduate, graduate and undergraduate students to apply in universities which offer training programs in  cultural management..

- For local managers, the dissertation provides the basis for policy making to improve the quality of human resource training for the cultural sector.

2. Recommendations for further studies:

- The speciality of cultural management offers various specialized training programs (Festival Management; Music Management; Mass Choreographer; Editorial and MC Programs; Event Directors; Organization of cultural and artistic activities, etc.); therefore, it is necessary to study separately the policy and mechanism for the training programs of this speciality.

- In order to meet the social requirements of human resources for the cultural management sector at all levels, it is necessary to carry out research on the management of training in cultural management at the postgraduate level.

 Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Các bài liên quan