Thông tin luận án
Ngày 23-05-2019
Thông tin luận án của NCS. Phạm Hữu Lộc
TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: “Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO”
Ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục
Mã số: 9140102
Họ và tên NCS: Phạm Hữu Lộc
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Khánh Đức
2. PGS.TS. Võ Thị Xuân
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Về lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO.
Nghiên cứu quy trình và cách thức chung để phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học theo tiếp cận CDIO.
2. Về thực tiễn
Đề xuất các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình và biện pháp cụ thể để phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.
Thiết kế cấu trúc khung chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO của Trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh và Trường đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Biện pháp và cấu trúc khung chương trình đào tạo liên thông này có thể xem là mẫu để xây dựng cấu trúc khung chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học của các ngành học khác trong nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu lý luận của luận án là tài liệu tham khảo cho các trường đại học, cao đẳng về phát triển chương trình đào tạo nói chung và chương trình đào tạo liên thông nói riêng, là cách tiếp cận phát triển chương trình đào tạo hiện đại và phù hợp với nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội và thích nghi với môi trường hiện đại.
Kết quả nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng của luận án là những bài học kinh nghiệm cho việc phát chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO của các trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO nói chung và ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO nói riêng.
Các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình phát triển chương trình và cấu trúc cùng những nội dung cốt yếu của chương trình đào tạo liên thông ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO được đề xuất trong khuôn khổ của luận án là cơ sở khoa học để xây dựng các chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học cho nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí nói chung và ngành công nghệ chế tạo máy nói riêng theo tiếp cận CDIO.
Biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy trong nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO được đề xuất trong khuôn khổ của luận án có tính phù hợp và khả thi cao để áp dụng cho các trường cao đẳng và đại học trong việc phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO.
2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Các trường cao đẳng và đại học có nhiều nhóm ngành đào tạo khác nhau, nhóm ngành kỹ thuật, nhóm ngành phi kỹ thuật,... Vì thế trên cơ sở biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy trong nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO của luận án. Các trường cần tiếp tục nghiên cứu cho các nhóm ngành đào tạo khác để phát triển chương trình đào tạo nói chung, phát triển chương trình đào tạo liên thông nói riêng theo tiếp cận CDIO.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Dissertation title: “Develop a CDIO-based university transfer program for the major group of mechanical engineering technology”
Speciality: Theory and History of Education
Code: 9140102
PhD. Candidate: Pham Huu Loc
Scientific Supervisors:
- Assoc.Prof. Dr Tran Khanh Duc
- Assoc.Prof. Dr Vo Thi Xuan
Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University
NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION
1. Theoretical Results
The dissertation has:
- systematized the theoretical basis for developing a CDIO-based university transfer program in machinery manufacturing technology;
- studied the general procedure and methods to develop a CDIO-based university transfer program.
2. Practical Results
The dissertation has:
- proposed specific principles, standards, procedures and measures to develop a CDIO-based university transfer program in machinery manufacturing technology.
- designed the framework for the CDIO-based university transfer program in machinery manufacturing technology of Ly Tu Trong College, Ho Chi Minh City and Ho Chi Minh City University of Technology.
These proposed measures and framework can serve as a model to build the framework for the university transfer programs of other majors in the group of mechanical engineering technology in the CDIO-based approach.
APPLICATIONS IN PRACTICE AND
RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES
1. Practical Applications of the Research Results
The theoretical research results of the thesis are references for universities and colleges to develop training programs in general and transfer programs in particular. This is a modern and suitable approach to developing training programs for the major group of mechanical engineering technology, which will contribute to improving the quality of training in accordance with the social needs and the modern environment.
The results of investigating and assessing the current situation are lessons for the development of training programs under CDIO approach of universities and colleges, especially the development of university transfer programs according to CDIO approach for the major group of mechanical engineering technology in general and the major of machinery manufacturing technology in particular.
The principles, standards and procedures of curriculum development; the framework of the curriculum; and the essential contents of the university transfer programs in machinery manufacturing technology according to CDIO approach proposed in the thesis can serve as the scientific basis for the development of university transfer programs according to CDIO approach for the major group of mechanical engineering technology in general and the major of machinery manufacturing technology in particular.
The proposed measures to develop the CDIO-based university transfer program for the major of machinery manufacturing technology among the group of mechanical engineering technology are highly relevant and feasible for colleges and universities to develop CDIO-based training programs.
2. Recommendations For Further Studies
Colleges and universities have many different training disciplines such as engineering and non-technical major groups; therefore, based on the measures to develop the CDIO-based university transfer program for the major of machinery manufacturing technology among the group of mechanical engineering technology, these colleges/universities need to continue studying and developing training programs in general and CDIO-based university transfer program in particular.
Nguồn: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên