Thông tin luận án
Ngày 21-03-2019
Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Thị Hương
TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án tiến sĩ: Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam.
Mã số: 9220102
Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Hương
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Văn Lộc
2. GS.TS Đinh Văn Đức
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích về tiểu loại động từ ba diễn tố ở các mặt cú pháp, nghĩa biểu hiện và loại hình học. Cụ thể:
1. Về cú pháp: Với các ý nghĩa cơ bản là chỉ hoạt động có tính ngoại hướng, tính tác động, tính tam trị, động từ ba diễn tố chi phối ba kiểu diễn tố là: diễn tố chủ thể, diễn tố đối thể trực tiếp và diễn tố đối thể gián tiếp hay diễn tố nội dung, kết quả.
Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt được đặc trưng bởi 3 mô hình kết trị cơ bản: Mô hình thứ nhất: N1 – V – N2 – p N3; Mô hình thứ hai: N1 – V1 – N2 – V2; Mô hình thứ ba: N1 – V – N2 – v N3.
Thuộc mô hình thứ nhất là các động từ chi phối tất cả các diễn tố là thể từ và gồm 9 nhóm động từ ba diễn tố cụ thể. Thuộc mô hình thứ hai là nhóm động từ chi phối cả diễn tố là thể từ lẫn diễn tố động từ (gồm động từ cầu khiến và các động từ kiểu như: lấy, đem, dùng. Mô hình thứ ba đặc trưng cho các động từ bình xét, biến hóa và chia tách có đặc tính trung gian với diễn tố thứ ba không thuần nhất (vừa có tính động từ vừa có tính danh từ). Như vậy, có đến 14 tiểu nhóm động từ ba diễn tố.
Trong mô hình kết trị của động từ ba diễn tố, nếu diễn tố thứ nhất và thứ hai tương đối thuần nhất (về cấu tạo, đều là thể từ) thì diễn tố thứ ba rất không thuần nhất (về cách biểu hiện, có thể là thể từ hoặc vị từ; về phương thức kết hợp, có thể kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp (với nhiều kiểu hư từ khác nhau); về khả năng cải biến vị trí và cải biến bị động, có thể có hoặc không; về ý nghĩa, gồm nhiều kiểu cụ thể khác nhau).
Sự khảo sát sâu về thuộc tính kết trị của một số nhóm động từ ba diễn tố tiêu biểu (nhóm động từ ban phát, nhóm động từ cầu khiến) cho thấy rõ hơn tính phức tạp về cú pháp của động từ ba diễn tố. Điều này không chỉ thể hiện ở sự phong phú, đa dạng về ý nghĩa và hình thức ngữ pháp (cách biểu hiện, phương thức kết hợp, khả năng cải biến) của các diễn tố mà còn thể hiện ở tính phức tạp, đa dạng của sự hiện thực hóa kết trị trong lời nói (ở nhóm động từ ban phát với 12 mô hình, ở nhóm động từ cầu khiến với 10 mô hình).
2. Về nghĩa biểu hiện: Với đặc điểm nghĩa biểu hiện là chỉ hoạt động có tính hiện thực, tính chủ ý, tính tác động cụ thể, động từ ba diễn tố giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa đòi hỏi ba vai nghĩa: vai nghĩa thứ nhất chỉ tác thể, vai nghĩa thứ hai: bị thể)vai nghĩa thứ ba gồm: tiếp thể, bị hại thể (kẻ tổn thất), điểm đặt hay hướng đích, nội dung cầu khiến, kết quả bình xét, kết quả biến hóa…
Mỗi tham thể ngữ nghĩa trên đây đều có những nét nghĩa đặc trưng trong đó tham thể thứ ba có tổ chức ngữ nghĩa phức tạp nhất thể hiện những nét đặc thù về nghĩa biểu hiện của động từ ba diễn tố.
Sự khảo sát sâu về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ba diễn tố thuộc một số nhóm tiêu biểu (nhóm động từ ban phát, chuyển dời đối thể, cầu khiến) cho thấy mặt nghĩa biểu hiện của động từ ba diễn tố có đặc tính rất phức tạp. Điều này không chỉ thể hiện ở sự phong phú, đa dạng về các nét nghĩa cụ thể (gồm nghĩa tự thân và nghĩa quan hệ) của các tham thể ngữ nghĩa mà còn thể hiện ở chỗ các tham thể ngữ nghĩa không chỉ có quan hệ ngữ nghĩa với hạt nhân mà còn thường có quan hệ tương tác về nghĩa với nhau trong một mạng lưới quan hệ đan xen, cùng góp phần tạo nên tính phù hợp về logic - ngữ nghĩa của câu.
3.Về mặt loại hình học: Sự so sánh động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và trong tiếng Anh (hai ngôn ngữ khác loại hình) cho thấy bên cạnh một số điểm tương đồng (chủ yếu thể hiện ở mặt ý nghĩa, kết trị nội dung và một số khía cạnh ở kết trị hình thức), giữa động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Anh có những điểm khác biệt quan trọng về kết trị hình thức (thể hiện ở cách biểu hiện, phương thức kết hợp, khả năng cải biến bị động của các diễn tố và ở khả năng lược bỏ diễn tố).
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu trên đây của luận án có thể được ứng dụng vào việc dạy học tiếng Việt và ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông, trong các cơ sở đào tạo giáo viên các cấp cũng như các cơ sở đào tạo cán bộ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, báo chí.
2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Động từ ba diễn tố là đối tượng nghiên cứu hết sức phức tạp. Còn một số khía cạnh cú pháp và ngữ nghĩa của động từ ba diễn tố mà luận án chưa có điều kiện đề cập và cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn như: ý nghĩa, kết trị của các nhóm động từ cụ thể, vấn đề so sánh, đối chiếu sâu hơn thuộc tính kết trị của động từ ba diễn tố trong các ngôn ngữ khác loại hình.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Dissertation title: The three-actant verbs in Vietnamese language (in comparison with those in English language)
Specialty: Vietnamese linguistics
Code: 9220102
PhD. student: Nguyen Thi Huong
Supervisors:
1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Loc.
2. Prof. Dr. Dinh Van Duc.
Training institute: University of Education - Thai Nguyen University
NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION
The dissertation provides important and useful information on the subtype of three-actant verbs in terms of syntax, denotative meaning and language type.
1. Syntax: With the basic meanings regarding extroversion, impact and trivalent activities, the three-actant verbs govern the three actants: subject actant, direct object actant, and indirect object actant or content, result actant.
The three-actant verbs in Vietnamese language are characterized by three basic valency models: The first model is: N1 – V – N2 – p N3; The second: N1 – V1 – N2 – V2; and the third: N1 – V – N2 – v N3.
The first model includes all the verbs that govern all actants of words made up of nine groups of three-actant verbs. The second model includes verbs that govern both actant of words and verbs (command verbs and such verbs as: lấy, đem, dùng). The third one is characterized by comment, modification and split verbs with intermediate characteristics of third heterogeneous actant (being both a verb and a noun). Thus, there are up to 14 sub-groups of three-actant verb.
In the valency model of the three-actant verb, if the first actant and the second actant are relatively homogeneous (in terms of word structure), the third actant will be heterogeneous (in terms of expression, word or predicate; in terms of combination methods, it can be combined directly or indirectly (with many different types of expletives); in terms of the possibility to change position and transform into the passive voice, may be or may not be; in terms of meaning, including different specific types)
The in-depth investigation into valency attribute of some typical groups of three-actant verbs (distribute verbs, command verbs) indicates more clearly the complexity in the syntax of three-actant verbs. This is not only reflected in the abundance and diversity of grammatical meanings and forms (expression, combination method, transformation possibility) of three-actant verbs but also manifested in the complexity and diversity of the realization of valence in speech (distribute verb group with 12 models, and command verb group with 10 models).
2. Denotative meaning: With the denotative meanings referring to activities with reality, intention, and specific impact, three-actant verbs play the core role that requires three semantic case-roles: the first case-role: agent, the second: patient; the third including: correspondent, sufferer (or victim), the set point or the target, the demand content, the review result, the transformation result, etc.
Each of the above semantic argument has specific semantic features in which the third argument has the most complex semantic organization expressing the specific characteristics of the denotative meaning of the three-actant verbs.
The in-depth investigation into the denotative meaning structure of the sentence with some typical groups of three-actant verbs as semantic nucleus (contribute verb, patient transposing verb, command verb) indicates the complexity in the denotative meaning of the three-actant verbs. This is not only reflected in the abundance and diversity of specific meanings (including self-meaning and relational meaning) of semantic arguments but also manifested in the fact that semantic arguments not only have semantic relations with the nucleus but also have an interactive relationship in meanings with each other in a network of intertwined relationships, together contributing to create the logical-semantic relevance of the sentence.
3. Language type: The comparison between three-actant verbs in Vietnamese language and those in English language (two languages of different type) shows that beside some similarities (mainly in terms of meaning, content valency and some aspects in form valency), there are significant differences in form valency between the three-actant verbs in Vietnamese and English (in the expression, mode of combination, possibility of passive modifications of actants, and the ability to omit actants).
APPLICATIONS IN PRACTICE AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES
1. Applications in practice
The above research results of the dissertation can be applied in teaching Vietnamese and foreign languages in schools, in teacher training institutions at all levels as well as training institutions for officials in the fields of linguistics and journalism.
2. Recommendations for further studies:
Three-actant verbs are very complex research issues. There are some syntactic and semantic aspects of the three-actant verbs that the dissertation has not yet covered and should be further studied:
- Study the meaning and valence of specific verb groups:
- Compare and contrast the valence of three-actant verbs in languages of different type.
Nguồn: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.