Thông tin luận án

Ngày 12-08-2020

Trang thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Chung

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên luận án: Dạy học Logic toán theo hướng góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học cho sinh viên sư phạm Toán”

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học

Mã số: 9140111

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Chung

Người hướng dẫn khoa học:

  1. PGS.TS. Vũ Quốc Chung
  2. TS. Bùi Thị Hạnh Lâm

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một số cơ sở lý luận về ngôn ngữ, ngôn ngữ Toán học, năng lực, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, các lý thuyết và lý luận dạy học, chúng tôi đã làm rõ các quan niệm về năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học của sinh viên sư phạm Toán trong trường Đại học có khoa Sư phạm. Luận án đã xác định được các thành tố của năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học của sinh viên sư phạm Toán và phân tích các chỉ báo của các thành tố năng lực này.

2. Phân tích được mối quan hệ giữa dạy học Logic toán với sự phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học của sinh viên sư phạm Toán, cơ hội của dạy học Logic toán trong trường Đại học theo hướng góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học cho sinh viên sư phạm Toán.

3. Khảo sát thực trạng dạy học Logic toán và thực trạng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học của sinh viên sư phạm Toán trong một số trường Đại học có khoa Sư phạm.

4. Đề xuất năm biện pháp trong dạy học Logic toán ở trường Đại học theo hướng góp phần triển năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học của sinh viên sư phạm Toán. Các biện pháp này nhằm giúp giảng viên thực hành các hoạt động trong dạy học Logic Toán, hướng vào việc góp phần phát triển các thành tố của năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học cho sinh viên sư phạm Toán. Các hoạt động then chốt như vậy bao gồm: Hoạt động của giảng viên trong việc tìm tòi và phát hiện các tình huống thực tiễn, từ nhu cầu thực tế của cuộc sống xã hội trong các giờ học lý thuyết; Hoạt động quan sát các tương tác của sinh viên đối với tình huống được thiết kế; Hoạt động của sinh viên trong các giờ học lý thuyết, các giờ chữa bài tập, các giờ tự học; Hoạt dộng của sinh viên trong các buổi seminar; Hoạt động nghiên cứu Khoa học của sinh viên về các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học của sinh viên sư phạm toán.

5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm được đề xuất trong luận án.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Hệ thống các biện pháp sư phạm có thể giúp sinh viên sư phạm Toán nhận thức và hành động hiệu quả trong quá trình dạy học Logic toán, giúp họ khai thác tốt hơn những kiến thức Logic toán vào quá trình dạy học Toán, bước đầu có những định hướng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học cho học sinh ở trường phổ thông

2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Đề tài này không chỉ vận dụng trong dạy học học phần Logic toán trong trường Đại học mà còn tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong dạy học các học phần khác ở trường Đại học như (Đại số, Giải tích, Xác suất thống kê, phương pháp dạy học môn Toán..).

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: Teaching Mathematical Logic in the orientation of contributing to developing mathematical language competence for students of mathematics education

Major: Theory and Methods of Teaching Mathematics

Code: 9140111

PhD. Candidate: Nguyen Thi Chung

Supervisors:

  1. 1. Prof. Dr Vu Quoc Chung
  2. Dr. Bui Thi Hanh Lam

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1. On the basis of studying and analysing a number of theories on language, mathematical language, competence, competence of using mathematical language, and teaching theories, we have clearified concepts of language proficiency, mathematical language competence, and mathematical language competence of students of mathematics education;

2. The dissertation has also identified the components of the mathematical language competence of students of mathematics education and analyzed the indicators of these components.

3. The dissertation has analyzed the relationship between teaching Mathematical Logic and the development of mathematical language competence for students of mathematics education, as well as the possibilties of teaching Mathematical Logic in the university in the direction of contributing to developing mathematical language competence for students of mathematics education.

4. The dissertation has investigated the reality of teaching Mathematical Logic and the current situation of developing mathematical language competence for students of mathematics education at universities which offer teacher training programs.

5. The dissertation has proposed five measures for teaching Mathematical Logic at university in the direction of contributing to developing mathematical language competence for students of mathematics education. These measures aim at helping lecturers practice using activities in teaching Mathematical Logic to contribute to developing the components of mathematical language competence for students of mathematics education. Such key activities include: The activities of lecturers in exploring and discovering practical situations from the practical needs of social life and integrating them into theoretical lessons; the activities of lecturers in observing students' interactions in the designed situations; students' activities in theoretical lessons, homework correction sessions, and self-study sessions; activities in seminars; students' activities in scientific research on topics related to mathematical language competence of students of mathematics education.

5. The dissertation has organized pedagogical experiments to assess the feasibility and effectiveness of the proposed pedagogical measures.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

1. Applications in Practice

The system of pedagogical measures proposed in the thesis can help students of mathematics education perceive and perform effectively in the process of teaching Mathematical Logic, which can help them better apply the knowledge of Mathematical Logic in the process of teaching Mathematics, and build initial orientations in developing mathematical language competence for high school students.

2. Recommendations for Further Studies

This research topic can be applied not only in teaching Mathematical Logic at university but it can be also studied and applied in teaching other modules at university such as Algebra, Analytics, Probability and Statistics, Methods of Teaching Math.

 

Nguồn: Trường Đại học Sưn phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan