Thông tin luận án
Ngày 25-09-2020
Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Quỳnh
THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án: "Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường trung học cơ sở tại nội thành thành phố Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình quản lý tật khúc xạ"
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế; Mã số: 62.72.01.64
Chuyên ngành chuyển đổi: Y tế công cộng; Mã số: 9.72.07.01
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Quỳnh
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Đàm Thị Tuyết
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA ĐỀ TÀI
* Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường trung học cơ sở tại nội thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Tỉ lệ tật khúc xạ (TKX) chung ở học sinh 4 trường trung học cơ sở (THCS) nghiên cứu là 34,9%. Tỉ lệ TKX ở nữ (38,0%) cao hơn nam (31,6%). Tỉ lệ TKX đã đeo kính từ trước là 28,8% và tỉ lệ TKX tích lũy đến thời điểm khám là 34,9%. Tỉ lệ TKX ở mắt phải chiếm 33,2%, cao hơn mắt trái (32,0%). Độ kính dưới - 0,5D (cận thị) có tỉ lệ 42,7%, độ kính loạn thị trên 1D là 8,8% và độ kính viễn thị trên +3D là 0,4%.
* Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh
- Kiến thức, thực hành của học sinh về TKX
Tỉ lệ học sinh đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần là 13,2%. Tỉ lệ học sinh học thêm là 93,7%, xem tivi ≥ 2 giờ/ngày 38,2%; chơi điện tử ≥ 2 giờ/ngày 21,8% và tham gia hoạt động ngoài trời 67,3%. Tỉ lệ học sinh có góc học tập gần cửa sổ 67,2%; sử dụng bàn ghế có hiệu số phù hợp 36,3%, sử dụng đèn bàn chống cận thị 73,5%. Kiến thức của học sinh về TKX chưa đầy đủ: tỉ lệ không biết khái niệm TKX 80,1%; không biết yếu tố nguy cơ gây TKX 69,2%.
- Kiến thức của phụ huynh học sinh về TKX ở lứa tuổi học sinh
Kiến thức về TKX của phụ huynh chưa đầy đủ: tỉ lệ phụ huynh không biết khái niệm TKX 14,3%; tỉ lệ cho rằng TKX ở học sinh không cần đeo kính 10,6%.
- Các yếu tố liên quan đến TKX ở lứa tuổi học sinh
Có mối liên quan giữa: khối lớp học cao, giới nữ, học sinh đi học thêm; học sinh chơi điện tử ≥ 2 giờ/ngày; xem tivi ≥ 2 giờ/ngày; không tham gia hoạt động ngoài trời, sử dụng góc học tập ở nhà với hiệu số bàn ghế không phù hợp; không sử dụng đèn chống cận thị; tư thế ngồi học không đúng; khám mắt định kỳ; kiến thức của học sinh về TKX không tốt và kiến thức của phụ huynh về TKX không tốt với TKX (p < 0,05).
* Thực trạng quản lý TKX cho học sinh THCS
Hoạt động phòng TKX tại trường học còn yếu. Phụ huynh học sinh không quan tâm tới phòng TKX cho học sinh.
* Hiệu quả mô hình ứng dụng phần mềm quản lý TKX
Phần mềm quản lý TKX phù hợp, tính tương tác cao, dễ sử dụng, đảm bảo tính duy trì, tính bền vững. Sau 18 tháng can thiệp, kiến thức về phòng TKX của học sinh và của phụ huynh trường can thiệp tăng lên có ý nghĩa (p < 0,05). Tỉ lệ học sinh giúp việc gia đình, tham gia hoạt động ngoài trời tăng có ý nghĩa (p < 0,05); chơi điện tử, xem tivi giảm với p < 0,05. Tỉ lệ thay đổi góc học tập gần cửa sổ, bàn ghế phù hợp và dùng đèn chống cận thị tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỉ lệ TKX ở trường can thiệp giảm từ 30,4% xuống còn 22,9% (p > 0,05); tỉ lệ TKX ở trường chứng tăng từ 32% lên 38,2% (p > 0,05) với hiệu quả can thiệp là 218,6%.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN,
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Các ứng dụng và khả năng ứng dụng
Nghiên cứu này là nghiên cứu can thiệp đầu tiên ở Việt Nam thực hiện ứng dụng phần mềm trong quản lý TKX; là cách tiếp ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với định hướng của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo trong cách mạng công nghiệp 4.0. Nghiên cứu đã xây dựng được phần mềm quản lý TKX phù hợp; tăng cường tính tương tác giữa học sinh, gia đình và nhà trường, giúp thực hiện các biện pháp phòng ngừa TKX hiệu quả. Bên cạnh đó, phần mềm quản lý TKX dễ sử dụng và đảm bảo tính duy trì, tính bền vững của can thiệp. Nghiên cứu đã can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng ngừa TKX cho cả học sinh, phụ huynh, giáo viên và cán bộ y tế học đường bằng truyền thông trực tiếp và truyền thông qua phần mềm. Các thông tin về kết quả nghiên cứu và hiệu quả can thiệp sẽ được tham khảo để xây dựng chương trình phòng ngừa TKX ở lứa tuổi học sinh. Các cơ quan chức năng có thể áp dụng những biện pháp thiết thực nhằm nhân rộng giải pháp can thiệp này ở các trường học khác, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mắt cho học sinh.
* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Cần mở rộng nghiên cứu với quy mô lớn hơn tại nhiều trường học khác; chuyển giao phần mềm, nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe phòng ngừa TKX sang các trường học khác nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mắt cho học sinh. Cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng xây dựng phát triển phần mềm quản lý TKX chung cho mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, có thể tiếp tục nghiên cứu ứng dụng phát triển thành phần mềm quản lý sức khỏe chung cho học sinh tại các trường học.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Title of dissertation: "The situation of refractive error in pupils of some junior high schools inner Thai Nguyen city and testing refractive error management model"
Speciality: Social Hygiene and Health Organization; Code number: 62.72.01.64.
Speciality transformation: Public Health; Code number: 9.72.07.01
PhD. Candidate: Nguyen Manh Quynh
Scientific Supervisors:
- Assoc. Prof. PhD. Nguyen Van Hien
- Assoc Prof. PhD. Dam Thi Tuyet
Training Institution: University of Medicine and Pharmacy, Thai Nguyen University
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
* The situation of RE of pupils in some junior high schools inner Thai Nguyen city, Thai Nguyen province
The overall prevalence of refractive error in the four junior high schools was 34.9%. The prevalence of RE in girls (38.0%) was higher than boy (31.6%), p < 0.05. The prevalence of RE with glasses before was 28.8% and the cumulative prevalence of RE at examination period was 34.9%. The prevalence of RE in the right eye was 33.2%, higher than the left eye (32.0%). The diopter under -0,5 D (myopia) was 42.7%, astigmatism with diopter over 1 D was 8.8% and diopter over +3 D (hyperopia) was 0.4%.
* Factors related to refractive error at school age
- Knowledge and practice about refractive error of pupil
The prevalence of pupil had routine eye examination every 6 months is 13.2%. The prevalence of pupil has extra classes is 93.7%, watching tivi ≥ 2 hours per day 38.2%; playing video games ≥ 2 hours per day 21.8% and joining outdoor activities 67.3%. The prevalence of pupil has study space near the window 67.2%; using suitable distance between table and chare 36.3%, using anti-myopia light 73.5%. The knowledge of pupil about RE is not sufficient: the prevalence of don’t know the RE definition 80.1%; don’t know the RE risk factors 69.2%.
- Knowledge about refractive error of parent
The RE knowledge of parents is not sufficient: the prevalence of don’t know the RE definition 14.3%; RE pupils don’t have to wear glasses 10.6%.
- Factors related to refractive error at school age
There were association between the: high classes, girl, extra class, playing video game over 2 hours per day, watching tivi over 2 hours per day; do not participate in outdoor activities, using the right table and chairs at home with unappropriated distance, do not use anti-myopia light, incorrect learning sitting position, routine eye examination, RE knowledge of pupils and parents was not good and RE (p < 0.05).
* The situation of RE management for junior high school pupil
The RE prevention activities at schools were very weak. Parents still do not pay attention to RE prevention for pupils.
* The effectiveness of the intervention model by RE management software application
The RE management software is suitable, highly interactive, easy to use, ensures maintainability and sustainability. After 18 months of intervention, the knowledge of pupil and parent about RE prevention in intervention school pupil increased significantly (p < 0.05). The prevalence of pupil doing house work, participate in outdoor activities increased significantly (p < 0.05); playing video games, watching tivi decreased with p < 0.05. The changing prevalence of study space near windows, suitable tables and chairs, using anti-myopia light increased significantly (p < 0.05). The prevalence of RE in intervention school decreased from 30.4% to 22.9% (p > 0.05); the prevalence of RE in control school increased from 32% to 38.2% (p > 0.05) with an intervention effect was 218.6%.
PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDES FOR FURTHES STUDIES
* Applications and Practical applicability:
This is the first intervention to apply software in RE management; this is the information technology application approach, it is in consistent with the orientation of the Ministry of Health and the Ministry of Education and Training in proactively approaching the industrial revolution 4.0.
The study has developed a suitable RE management software, increased the interaction between pupils, families and schools, which implemented the effective RE prevention. The study has been implemented health education for pupils, parents, teachers and school medical officer by direct communication and software communication. The study results information and intervention effectiveness will be referenced to develop a RE prevention program at school age. Authorities can be applied practical solutions to replicate this intervention in other schools, therefore improving the quality of eye health care for pupils.
* Opening issues for further studies:
It is necessary to expand study to larger areas in many other schools; transferring software and contents of communication and education about RE prevention to other schools in order to improve the quality of eye health care for pupils. It is necessary to continue to study to develop a general RE management software for all ages. In addition, it is possible to continue a study for developing a general health management software for pupils at schools.
Nguồn: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên