Thông tin luận án

Ngày 13-10-2020

Trang thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Ha Thị Chuyên

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 9220102

Họ và tên NCS: Hà Thị Chuyên

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Hảo

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN:

Luận án đã cụ thể hóa và làm rõ khái niệm, cấu trúc cơ bản của so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày và các lí thuyết áp dụng cho việc nghiên cứu đối tượng này.

Luận án đã khảo sát và phân tích 2251 đơn vị thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày trong đó có 463 đơn vị với 603 lượt sử dụng cấu trúc so sánh. Từ đó cho thấy, đồng bào Tày chủ yếu sử dụng cấu trúc so sánh không đầy đủ. Ngoài ra luận án đã miêu tả đặc điểm cấu tạo của các yếu tố trong cấu trúc so sánh trên phương diện từ và cụm từ, đặc điểm từ loại.

Luận án đã phân tích và chỉ ra hạt nhân nghĩa của cấu trúc so sánh, quan hệ ngữ nghĩa giữa các cấu trúc so sánh của thành ngữ tục ngữ, ca dao dân tộc Tày. Đồng thời luận án cũng khảo sát các trường nghĩa của cái so sánh và cái được so sánh qua đó khẳng định đồng bào dân tộc Tày có thiên hướng nhận thức về bản thể con người là chủ yếu.

Luận án đã chỉ ra được những đặc trưng về môi trường sống, sản xuất, cộng đồng xã hội – con người và phương thức tư duy cảm giác, hình tượng mang tính linh hoạt, mềm dẻo, thiên về kinh nghiêm, lưỡng phân, phóng đại, sử dụng hình ảnh trực quan và hình ảnh gợi tục của đồng bào dân tộc Tày được phản ánh trong so sánh của thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

Luận án đã mở ra thêm nhiều hướng mới trong nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số.

Từ kết quả nghiên cứu, luận án kết luận: so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày có cấu trúc cơ bản tương đồng với so sánh tu từ trong tiếng Việt nhưng có những cách sử dụng riêng. Những đặc trưng riêng biệt này có được là do văn hóa và tư duy của người Tày quy định.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU:

Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

1) Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho việc biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo về đặc điểm thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày nói riêng và ngôn ngữ, văn hóa Tày nói chung.

2) Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng trong việc dịch thuật từ điển tiếng Việt sang tiếng Tày và ngược lại.

3)  Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sẽ hữu ích cho công tác bảo tồn, giữ gìn và phát triển kho tàng văn hóa phong phú của một cộng đồng dân tộc thiểu số, làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Nghiên cứu về so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày còn nhiều vấn đề mở cần được xem xét.Trước mắt, chúng tôi quan tâm đến một số vấn đề sau: so sánh cấu trúc so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày với các dân tộc thiểu số khác; khảo sát việc sử dụng cấu trúc trong đời sống của đồng bào người Tày; khảo sát đánh giá việc sử dụng cấu trúc so sánh trong các cá thể song ngữ; khảo sát việc sử dụng cấu trúc so sánh theo lứa tuổi, giới tính, theo không gian địa lí…

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISERTATION

- Title: Simile in Tay ethnic’s idioms, proverbs, and folk songs

- Major: Vietnamese linguistics

- Code: 9220102

- Full name of postgraduate: Ha Thi Chuyen

- Scientific instructor: Assoc. Dr Pham Van Hao

- Training institution: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

- The thesis concretizes and clarifies basic concepts and structures of simile in idioms, proverbs, and folk songs of Tay ethnic, and theories applied to the study of this object.

- The thesis has surveyed and analyzed 2251 units of Tay ethnic’s idioms, proverbs, and folk songs, and simile is used 603 times in 463 units. Therefore, it can be seen that Tay people mainly use incomplete simile structures. In addition, the thesis has described the structural characteristics of the elements in the comparative structure in terms of words and phrases, and parts of speech.

- The thesis has analyzed and pointed out the core meaning of simile structures, semantic relations between similes of Tay’s proverbs and folk songs. At the same time, the thesis also examines the fields of the subjects and objects of simile, thereby confirming that Tay people are predominantly inclined to perceive human nature.

- The thesis has pointed out that the characteristics of living and working environment, social community thinking methods that are related to senses, images that are flexible, empirical, and double-sided, exaggerated, visual and evocative images are reflected in the simile of idioms, proverbs, and folk songs.

- The thesis has opened up many new directions in ethnic minority literature research.

- From the research results, the thesis has come to the conclusion that simile in Tay’s idioms, proverbs, and folk songs has basic structure that is similar to that of rhetoric simile in Vietnamese language, but it has its own uses. These unique characteristics are attributed to Tay people's culture and thinking.

APPLICATIONS IN PRACTICE AND NEEDS FOR FURTHER STUDY

The practical applications

1) The research results of the thesis are a useful reference source for the compilation of textbooks, references on Tay’s idioms, proverbs, and folk songs in particular and Tay’s language and culture in general.

2) The research results of the thesis can be applied in translating Vietnamese language into Tay language and vice versa.

3) The thesis results may be useful for the conservation, preservation and development of the diverse culture of an ethnic minority community, enriching the cultural identity of Vietnam.

Further studies needed

The research on simile in Tay ethnic’s idioms, proverbs, and folk songs still has many open issues that need to be considered. At the present, we are interested in several issues, namely: comparing simile structures in Tay’s proverbs, idioms, and folk songs with those of other ethnic minorities; surveying the use of these structures in the life of the Tay people; surveying and evaluating the use of simile structures in bilingual individuals; surveying the use of simile structures in terms of age, sex, and geographical area…

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan