Thông tin luận án

Ngày 03-08-2022

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Hoàng Văn Chi

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

                                                                          

Tên đề tài: "Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học"

Ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục                       Mã số: 9140102

Họ và tên NCS: Hoàng Văn Chi

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình

2. TS. Lưu Thu Thủy

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và xây dựng khung lí luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên phù hợp với đặc điểm tâm lý và đặc trưng vùng dân tộc thiểu số; Xây dựng được một số khái niệm kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học, qua đó xác lập được lí luận giáo dục kỹ năng sống cho HSTH người dân tộc thiểu số thông qua hoạt động dạy học với các thành tố mục tiêu giáo dục kỹ năng sốn, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và các con đường giáo dục kỹ năng sống, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống; đồng thời, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng sống cho HSTH người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học.

2. Luận án đã phân tích thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho HSTH người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học trên cơ sở bám sát khung lí luận đã được xây dựng, xác định được những nguyên nhân và hạn chế về KNS.

Đóng góp có ý nghĩa là trên cơ sở phân tích đặc điểm tâm lý, xã hội và bối cảnh sống của HSTH người dân tộc thiểu số khu vực Tây nguyên kết hợp với trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL, GV đã xác định được những KNS cần GD cho HSTH người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.

3. Luận án đề xuất được 5 biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho HSTH người dân tộc thiểu số khu vực Tây nguyên thông qua hoạt động dạy học gồm: (1) Xác định ma trận tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HSTH người dân tộc thiểu số; (2) Thiết kế bài dạy tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HSTH người dân tộc thiểu số; (3) Tổ chức bài dạy có tích hợp, lồng ghép nội dung GDKNS cho HSTH người dân tộc thiểu số; (4) Đánh giá bài dạy có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HSTH người dân tộc thiểu số; (5) Bồi dưỡng năng lực khai thác tiềm năng giáo dục kỹ năng sống cho GV thông qua nghiên cứu bài học.

Luận án đã khẳng định được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất cùng với việc triển khai thực nghiệm có kết quả các biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Những biện pháp do luận án đề xuất có thể áp dụng vào quá trình giáo dục kỹ năng sống cho HSTH người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học và những địa phương có điều kiện tương đồng.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho CBQL, Hiệu trưởng các trường tiểu học và GV trong quá trình chỉ đạo, triển khai tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HSTH người dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay.

Là tài liệu tham khảo cho giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học chuyên ngành lý luận và lịch sử giáo dục, giáo dục học và quản lý giáo dục.

2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Giáo dục KNS cho HSTH ở các vùng miền, khu vực khác nhau với những đặc điểm tâm lý, tính cách, phong tục tập quán và trình độ phát triển kinh tế - xã hội bằng các con đường khác nhau trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

 

INFORMATION OF DOCTORAL THESIS

Thesis title: "Educating life skills for primary school students from ethnic minority groups in the Central Highlands through teaching activities"

Major: Theory and History of Education                    Code: 9140102

PhD. Candidate: Hoang Van Chi

Supervisors:

1. Assoc. Prof. Dr Nguyen Thanh Binh

2. Dr. Luu Thu Thuy

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1. The research results of the thesis contribute to systematizing and building a theoretical framework on life skills and life skills education for ethnic minority primary school students (EMPS students) in the Central Highlands in accordance with the psychological characteristics of the and features of ethnic minority areas. The thesis has also developed some concepts of life skills, life skills education, and life skills education through teaching activities, thereby establishing the theory of life skills education for EMPS students through teaching activities integrated with the objectives, principles, contents, methods and paths of life skills education, assessment of life skills education results. At the same time, the thesis has pointed out the factors affecting the life skills education process for EMPS students in the Central Highlands through teaching activities.

2. The thesis has analyzed the current situation of life skills education for EMPS students in the Central Highlands through teaching activities on the basis of sticking to the theoretical framework that has been built, and identified the limitations of life skills and their causes.

On the basis of analyzing psychological, social and living context characteristics of EMPS students in the Central Highlands combined with a poll of management staff, teachers, the thesis has identified the life skills in need of education for EMPS students in the Central Highlands.

3. The thesis has proposed 5 measures to educate life skills for EMPS students in the Central Highlands through teaching activities, including: (1) Determine the matrix for integrating the content of life skills education for EMPS students; (2) Design lessons that integrate life skills education for EMPS students; (3) Organize lessons with integrated life skills education for EMPS students; (4) Evaluate lessons that integrate life skills education for EMPS students; (5) Foster the competence to exploit the potential of life skills education through lesson study.

The thesis has confirmed the necessity and feasibility of the proposed measures along with the effective experimental implementation of the proposed life skills education measures for EMPS students in the Central Highlands through teaching activities.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE

AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

Applications in Practice

The measures proposed by the thesis can be applied to the process of educating life skills for EMPS students in the Central Highlands through teaching activities and other localities with similar conditions.

The research results of the thesis can be a reference for administrators, principals of primary schools and teachers in the process of directing, implementing and organizing life skills education activities for EMPS students in line with local practical conditions and the current requirements of renovating general education.

The research results of the thesis can serve as a reference for lecturers, researchers, graduate students majoring in theory and history of education, education and educational management.

Recommendations for Further Studies

Educating life skills for primary school students in different regions and areas with different psychological characteristics, personalities, customs and levels of socio-economic development in the current context of educational innovation is an issue that needs to be further studied.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan