Thông tin luận án
Ngày 19-04-2023
Trang thông tin luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị Thanh Huệ
TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN
Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc"
Ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục; Mã số: 9140102
Họ và tên NCS: Lê Thị Thanh Huệ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn về về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non gắn với khu vực miền núi. Trên cơ sở các căn cứ về mục tiêu chương trình giáo dục mầm non, chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi, đặc điểm tâm lý – xã hội của trẻ 5-6 tuổi khu vực miền núi, luận án đã xác định được 9 nhóm kỹ năng thành phần của kỹ năng tự bảo vệ cần hình thành cho trẻ 5-6 tuổi khu vực miền núi. Từ đó, cụ thể hoá về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, quy trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non khu vực miền núi.
2. Luận án đã đánh giá được mức độ kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi cụ thể ;đánh giá được thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc. Đồng thời chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm khu vực miền núi phía Bắc.
3. Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất được 5 biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc theo hướng tăng cường cho trẻ được tương tác trực tiếp với thực tiễn xung quanh và phù hợp với điều kiện của địa phương. Những biện pháp này hướng đến khắc phục được các rào cản về đặc điểm tâm lí của trẻ, về môi trường vật chất trong tổ chức hoạt động giáo dục theo tiếp cận trải nghiệm, về quy trình tổ chức hoạt động, về sự phối hợp giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh và cộng đồng, ... Từ đó, giúp trẻ có thể vận dụng có hiệu quả các kinh nghiệm tự bảo vệ đã hình thành được vào cuộc sống nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, nghiên cứu viên, sinh viên chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục, Giáo dục mầm non, Quản lý giáo dục.
Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên mầm non, các nhà quản lý và các cơ quan tổ chức vệ bảo vệ trẻ em cũng như cộng đồng dân cư khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và các địa phương có điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội tương đồng có góc nhìn cụ thể, toàn diện và có căn cứ để đề xuất, triển khai những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em theo tiếp cận trải nghiệm, nhất là trẻ em người dân tộc thiểu số.
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Do nội dung nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non khu vực miền núi rất rộng, bao gồm nhiều nhóm kỹ năng thành phần, vì vậy trong khuôn khổ của luận án này mới tập trung đánh giá, phân tích kĩ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi trước và sau thực nghiệm với 5 nhóm kĩ năng: Kĩ năng phòng tránh những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng và những hành động nguy hiểm; kĩ năng ăn uống an toàn; kĩ năng phòng tránh xâm hại; kĩ năng phòng tránh lạc đường và bắt cóc; kĩ năng nhận diện một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. Luận án cũng mới khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc ở 9 tỉnh. Nếu nghiên cứu được đầy đủ tất cả các nhóm kỹ năng và khảo sát trên tất cả các tỉnh của khu vực miền núi phía Bắc sẽ đầy đủ và toàn diện hơn. Đây là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Dissertation: "Education of self-protection skills for 5–6-year-old children through experiential approach in preschools located in the mountainous areas of Northern Vietnam"
Specialty: Theory and History of Education; Code: 9140102
Ph.D. Candidate: Le Thi Thanh Hue
Supervisors: Associate Professor. Dr Nguyen Thi Thanh Huyen
Training Institute: of Education – Thai Nguyen University
NEW SCIENTIFIC FINDINGS
1. The thesis has systematized, supplemented, and contributed to clarifying theoretical and practical issues regarding the education of self-protection skills for 5-6-year-old children through an experiential approach in mountainous preschools. Based on the objectives of the preschool education program, the standards of development for 5-year-old children, and the psychological and social characteristics of 5-6-year-old children in mountainous areas, the thesis has identified 9 component skill groups of self-protection skills that need to be developed for 5-6-year-old children in mountainous areas. From there, the thesis has specified the objectives, content, methods, forms, and process of educating self-protection skills for 5-6-year-old children through an experiential approach in mountainous preschools.
2. The thesis has evaluated the specific level of self-protection skills of 5-6-year-old children, assessed the current status of education on self-protection skills for 5-6-year-old children through experiential approaches in preschools in the Northern mountainous region. At the same time, the thesis has identified the advantages, difficulties, and factors affecting the effectiveness of education on self-protection skills for 5-6-year-old children through experiential approaches in the Northern mountainous region.
3. Based on the theoretical and practical research results, the thesis proposes five measures for educating self-protection skills for 5-6 year-old children using an experiential approach in preschools in the northern mountainous region. These measures aim to enhance children's direct interaction with the surrounding reality and are suitable for the local conditions. These measures overcome barriers related to the psychological characteristics of children, the physical environment of the educational organization, the process of organizing activities, and the coordination between the school, teachers, parents, and the community. From there, it helps children effectively apply the self-protection skills they have acquired to their lives to ensure safety for themselves and others.
APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES
The practical applications
The research results of the thesis are a useful reference for teaching staff, scientists, researchers, and students majoring in Educational Theory and History, Preschool Education, and Educational Management.
The results also provide a good reference for preschools, preschool teachers, managers, child protection organizations, and communities in the northern mountainous region, as well as in other areas with similar economic, cultural, and social conditions. These stakeholders can use the specific and comprehensive perspectives of the research to propose and implement solutions to improve the quality of education on self-protection skills for children through experiential learning, especially for children from ethnic minority groups.
However, further studies can be conducted to explore the effectiveness of the proposed measures and their suitability for other regions and age groups. Comparative studies between different regions or ethnic groups can also provide insights into the differences in the education of self-protection skills for children and the factors that influence them. Additionally, longitudinal studies can investigate the long-term impacts of the education of self-protection skills on children's development and well-being.
Further studies needed
There is a need for further studies in the field of educating skills for self-protection of 5–6-year-old children in preschools in the mountainous areas. While the present dissertation focuses on evaluating and analyzing five skill groups, there are many other important skills that could also be studied. Additionally, the research was conducted in 9 provinces in the Northern mountainous region of Vietnam, leaving out other regions that could be included in future research for a more comprehensive analysis. Therefore, future studies could expand on these areas to provide a more complete understanding of the current state of education for self-protection skills for young children in preschools in mountainous areas.
Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.