Thông tin luận án

Ngày 18-03-2014

Thông tin luận án của NCS Đàm Thị Bảo Hoa

Tên đề tài luận án tiến sĩ:  “Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên”.

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế

Mã số: 62 72 01 64

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đàm Thị Bảo Hoa

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tư

2. TS. Trần Tuấn

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y Dược

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Tỷ lệ học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên có rối loạn tâm thần là 8,2 %. Rối loạn gặp nhiều nhất là trầm cảm, tăng động giảm chú ý và các rối loạn phối hợp.

2. Lứa tuổi, yếu tố stress tâm lý, kiến thức, thái độ của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh là các yếu tố có liên quan đến các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh.

3. Khảo sát cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành tốt về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ và giáo viên đều chiếm tỷ lệ thấp. Hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại các trường chưa được triển khai.

4. Các ý kiến của cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đều cho thấy có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh.

5. Xây dựng được mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh tại 2 trường TH Hoàng Văn Thụ và THCS Nguyễn Du, thành phố Thái Nguyên.

6. Mô hình can thiệp đã đạt hiệu quả làm giảm các rối loạn trên học sinh: trường can thiệp có tỷ lệ học sinh có rối loạn giảm rõ rệt so với ở trường không can thiệp và so với trước can thiệp. Chỉ số hiệu quả tại trường can thiệp là 42,9 % và hiệu quả can thiệp đạt 56,2 %. Trong 107 học sinh có rối loạn được tư vấn, chữa trị, có 55 học sinh khỏi hoàn toàn, chiếm 51,4 %; 26 học sinh thuyên giảm nhiều, chiếm 24,3 %; Có 3 học sinh không thuyên giảm, chiếm 2,8 %. Có sự cải thiện rõ rệt về kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ và giáo viên sau khi can thiệp.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu bổ sung cho số liệu thực trạng rối loạn tâm thần và hành vi của học sinh lứa tuổi 6 – 15 tuổi thành phố Thái Nguyên, thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại các trường học, giúp các nhà hoạch định chính sách y tế và giáo dục đưa ra những định hướng chăm sóc sức khỏe tâm thần phù hợp cho học sinh

Nghiên cứu đã cho thấy mô hình thí điểm chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại 2 trường học của thành phố Thái Nguyên có hiệu quả, bước đầu được cộng đồng chấp nhận, khả thi và có tính bền vững, có thể triển khai, nhân rộng, góp phần phòng chống các rối loạn tâm thần, hành vi trẻ em và thanh thiếu niên.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Thực hiện các nghiên cứu trên đối tượng học sinh trung học phổ thông để đánh giá thực trạng rối loạn tâm thần và các vấn đề liên quan ở lứa tuổi này.

Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn về một số rối loạn tâm thần hành vi thường gặp ở học sinh.

Thực hiện các nghiên cứu về chi phí hiệu quả để làm cơ sở khuyến cáo cho phát triển các cơ chế, chính sách trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường.

                                                               

 INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

PhD. Candidate Dam Thi Bao Hoa

 

Research  title: "Evaluating the effectiveness of early detection and intervention model on mental disorders of students from 6 to15 years in Thai Nguyen city."

Speciality: Sociology and Hygiene Health Organization

Code number: 62.72.01.64

Full name of PhD. Candidate: Dam Thi Bao Hoa

Scientific Supervisors: 

1. Asso Prof. Nguyen Van Tu, PhD.

2. Tran Tuan, PhD.

Training Institution: College of Medicine & Pharmacy, Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Mental disorder is high. Notably, the proportion of students from 6-15 years old in Thai Nguyen city had a mental disorder is 8.2 %. The most common disorders were depression, attention deficit hyperactivity disorder and combined disorders.

2. Age, psychological stress factors, knowledge and attitudes of parents on mental health care were associated with the mental disorders.

3. Knowledge, attitude and practice of parents and teachers on student mental health care was not good. Student mental health care activities at the school have not yet implemented in all schools in Thai Nguyen city.

4. The opinion of the staff, teachers and parents after group discussions and personal interviews showed that needs for improving knowledge, attitude and practice of parents and teachers on student mental health care.

5. A school based mental health care model was built up and implemented as a pilot model in Hoang Van Thu primary school and Nguyen Du secondary school, Thai Nguyen City. Aim and basic activities of this model were that could early detect and making intervention  mental disorders.

6. It was found that the model was effectiveness in decreasing mental disorders: in intervention school, the prevalence of students with mental disorder was significant lower than it was in the non-intervention school and than it’s before intervention. Effective index in intervention school was 42.9 % and effect of intervention was 56.2 %. Among 107 students with mental disorders in the intervention group, 55 students were fully recovered (51.4 %); 26 students was well reduced (24.3 %); There was no remission in 3 students (2.8 %). Knowledge, attitude and practices of parents and teachers were improved significantly when making a comparison between before and after intervention.

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND ISSUES NEEDING FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability

- The finding from this study added evidences on mental and behavior disorders of students ages 6-15 years old. It is very important to notice that there is a need to implement mental health care. Vietnamese health-care sector and Training and Education sector could rationally invest in an early detection and intervention model, ideally at schools.

- The results from this study has shown that the experimental model of mental health care for students in two schools in Thai Nguyen city was effectiveness, initially accepted by the community, feasible and sustainable. It may be expanded to other schools in order to making an early prevention of mental disorders in students.

* Issues needing for further studies

- Necessary to carry out mental health researches on high school students to assess the status of mental disorders and associated issue problems.

- Need to perform more in-depth study of common mental disorders in students.

- It would be helpful if conducting additional researches on cost-effectiveness of intervention to provide fully evidences for the development of mechanisms and policies on mental health care at school. 

Các bài liên quan