Thông tin luận án

Ngày 03-03-2014

Thông tin luận án của NCS Cù Thị Thúy Nga

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu sử dụng multi-enzyme và probiotic trong nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa”.

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 62.62.01.05

Họ và tên nghiên cứu sinh: Cù Thị Thúy Nga

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Trần Văn Phùng

2.  PGS.TS. Trần Tố

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài nghiên cứu 3 nội dung chính: (1) Nghiên cứu ảnh hưởng của multi-enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột, chất xơ và sinh trưởng của lợn ngoại sau cai sữa nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau; (2) Nghiên cứu ảnh hưởng của multi-enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa và sinh trưởng của lợn ngoại sau cai sữa được nuôi bằng khẩu phần có mức xơ khác nhau; (3) Nghiên cứu ảnh hưởng của probiotic đến sinh trưởng của lợn ngoại sau cai sữa. Luận án đã thu được những kết quả mới, đó là:

1.  Sử dụng multi-enzyme có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hóa protein và tinh bột ở lợn con giai đoạn sau cai sữa. Khi giảm mức protein của khẩu phần, tỷ lệ tiêu hóa protein và tinh bột không có sự sai khác đáng kể (P≥0,05) ở mức protein 19 %.

2. Việc sử dụng multi-enzyme trong chăn nuôi lợn con sau cai sữa góp phần nâng cao sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (P<0,05). Khi giảm mức protein của khẩu phần, sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn  giảm, nhưng sự sai khác chỉ có ý nghĩa thống kê khi mức protein giảm xuống 18 % (P<0,05).

3.  Sử dụng multi-enzyme trong khẩu phần ăn có các mức xơ khác nhau đã có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột của lợn con (P<0,05). Khi tăng mức chất xơ trong khẩu phần từ 3,0 - 4,5 - 6,0 %, tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột và chất xơ của lợn con thí nghiệm giảm, kể cả trong trường hợp có bổ sung multi-enzyme (P<0,05).

4. Lợn con cai sữa được nuôi bằng khẩu phần thức ăn có mức xơ khác nhau kết hợp bổ sung multi-enzyme sinh trưởng tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn các nghiệm thức không bổ sung multi-enzyme (P<0,05). Khi tăng mức xơ trong khẩu phần (3,0 - 4,5 - 6,0%), sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cũng có xu hướng giảm (P<0,01).

5. Sử dụng multi-enzyme ở khẩu phần có mức xơ 4,5 %, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con sau cai sữa tương đương với khẩu phần có mức xơ thấp, nhưng không bổ sung multi-enzyme.

6. Sử dụng hỗn hợp probiotic chứa Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Saccharomyces cerevisiae để bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn con sau cai sữa có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, tăng khối lượng lúc 56 ngày tuổi và hiệu quả sử dụng thức ăn.

CÁC ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng thực tiễn

- Sử dụng multi-enzyme trong thức ăn của lợn con sau cai sữa, đồng thời giảm mức protein trong khẩu phần hợp lý để đảm bảo tỷ lệ tiêu hóa, sinh trưởng của lợn con, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn địa phương sẵn có thay thế các nguyên liệu có mức chất xơ thấp kết hợp sử dụng multi-enzyme và probiotic để sản xuất thức ăn nuôi lợn con sau cai sữa, nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, có hiệu quả kinh tế.

* Vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Cần nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nitơ thải ra trong nước tiểu để có đánh giá chi tiết hơn về mức độ ô nhiễm môi trường.

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: "Study on using multi-enzyme and probiotic in raising postweaning piglets"

Speciality: Animal Science

Code: 62 62 01 05

PhD. Candidate: Cu Thi Thuy Nga

Training Course: 2008 - 2012

Scientific supervisors:

1. Asso. Prof. Tran Van Phung, PhD.

2. Asso. Prof. Tran To, PhD.

Institution: College of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

The study on three main contents: (1) Research influence of multi-enzyme to protein, carbohydrate, fiber digestive rate and growth of piglets after weaning by ration with different protein levels; (2) Research influence of multi-enzyme to digestive rate and growth of piglets after weaning by ration with different fiber levels; (3) Research influence of probiotic to growth of piglets after weaning.

New research results has been announced: 

1. Using multi-enzyme has improved the carbohyrate and protein digestive rate in piglets after weaning. When protein levels in ration decreased to 19 %, the digestive rate of carbohyrate and protein was no different (P≥0.05).

2. Using multi-enzyme in raising piglets after weaning contributed to increase growth and feed utilization efficiency (P<0.05). When protein levels in ration decreased, the growth and feed metabolism coefficient of piglets decreased but the significant difference only when protein levels reduced to 18 % (P<0.05).

3. Using multi-enzyme in ration with different fiber levels has improved the carbohydrate and protein digestive rate in piglets (P<0.05). when fiber levels in ration increased to 3.0 – 4.5 – 6.0 %, the digestive rate of carbohydrate, protein and fiber in experimental piglets decreased even in case multi-enzyme supplement (P<0.05).

4. The piglets after weaning that have been raised by ration with different fiber levels and multi-enzyme supplement were higher growth and feed utilization efficiency compared to no multi-enzyme supplement (P<0.05). When the fiber levels in ration increased to 3.0 – 4.5 – 6.0 %, the growth and feed utilization efficiency tended to decrease (P<0.01).

5. Using multi-enzyme in ration with fiber level of 4.5 %, feed utilization efficiency of piglets after weaning was equivalent to the ration with low fiber levels and no multi-enzyme supplement.

6. Using probiotic mix containing Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Saccharomyces cerevisiae to suplement into the ration of piglets after weaning has effected in decrease the diarrhea rate, increase body weight of piglets at 56 days of age and feed utilization efficiency.

APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER RESEARCH

* The practical application:

- Using multi-enzyme in feed for piglets after weaning together with decrease properly in the protein levels in ration, the digestive rate and growth of piglets were still good, increased in efficiency of pig production and reduced environmental pollution.

- Using available feed materials at local to replace the low fiber materials together with using multi-enzyme and probiotic to produce feed for raising the piglets after weaning in order to develop sustainable animal production and economic efficiency.

* The needs for further research 

Need to study influence of nitrogen amount that eliminates in urine in order to more detail evaluate on the level of environmental pollution.

 

Các bài liên quan