Thông tin luận án
Ngày 13-07-2015
Thông tin luận án của NCS. Tạ Quang Thảo
Tên luận án: " Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng khu vực trung du, miền núi phía Bắc theo tiếp cận chuẩn đầu ra".
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62. 14. 01. 02
Họ và tên NCS: Tạ Quang Thảo
Người hướng dẫn khoa học:
- PGS.TS. Phạm Hồng Quang, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
- PGS. TS. Nguyễn Thị Tính, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa và làm sâu sắc cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng theo tiếp cận chuẩn đầu ra, cụ thể:
+ Tổng quan được những nghiên cứu về kỹ năng; kỹ năng sống, kỹ năng mềm, phát triển kỹ năng mềm, xu thế phát triển và giáo dục kỹ năng mềm cho người học tại các nhà trường nói chung, cho sinh viên cao đẳng nói riêng ở Việt Nam và trên thế giới;
+ Làm sáng tỏ nội hàm của một số khái niệm: Kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng, phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên;
+ Phân tích và làm sáng tỏ lý luận về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường cao đẳng: Mục đích, nội dung, con đường, phương pháp, hình thức phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên, chuẩn đầu ra trong phát triển chương trình đào tạo. Chỉ ra được các kỹ năng mềm cần hình thành và phát triển cho sinh viên;
+ Phân tích và làm rõ về chuẩn đầu ra trong phát triển chương tình đào tạo: Cách thức xây dựng chuẩn đầu ra và hệ thống kỹ năng mềm phản ánh trong chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo khối ngành kinh tế;
+ Phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
- Xác định được cơ sở thực tiễn về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng khu vực trung du, miền núi phía Bắc thông qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên tại các trường cao đẳng. Làm rõ nguyên nhân của thực trạng để có định hướng xây dựng các biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên.
- Xác định các nguyên tắc và đề xuất 06 biện pháp nhằm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng khu vực trung du, miền núi phía Bắc gồm:
+ Biện pháp 1: Phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành thuộc khối ngành kinh tế theo tiếp cận chuẩn đầu ra có tích hợp kỹ năng mềm.
+ Biện pháp 2: Biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy kỹ năng mềm cho giảng viên.
+ Biện pháp 3: Tổ chức dạy học tích hợp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
+ Biện pháp 4: Tổ chức dạy học kỹ năng mềm theo hướng tiếp cận module
+ Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên.
+ Biện pháp 6: Đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi của các biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng khu vực trung du, miền núi phía Bắc được đề xuất trong luận án.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Các ứng dụng:
Biện pháp “Tổ chức dạy học tích hợp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên”, “Tổ chức dạy học kỹ năng mềm theo hướng tiếp cận module”, được ứng dụng trong phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế thông qua tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc cho thấy kết quả mức độ kỹ năng mềm và kết quả học tập của sinh viên được cải thiện đáng kể. Điều này cho thấy các biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên được đề xuất trong luận án là cần thiết và tính khả thi cao.
* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của chương 1 có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu để phát triển rộng hơn, sâu hơn về nội dung phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Là tài liệu tham khảo cho các giảng viên đại học, cao đẳng khối ngành kinh tế; học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học.
- Kết quả nghiên cứu chương 3, các biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên có thể ứng dụng vào thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục và đào tạo các trường cao đẳng khu vực trung du, miền núi phía Bắc thuộc khối ngành kinh tế.
* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổ hợp các kỹ năng mềm cho từng chương trình đào tạo;
- Nghiên cứu sâu bằng đề tài cụ thể cho chương trình đào tạo; nghiên cứu các chương trình đào tạo, chương trình nâng cao.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
PH.D CANDIDATE TA QUANG THAO
Dissertation title: "Developing soft skills for economics major students towards output standard at colleges in the Northern mountainous midland region".
Speciality: Theory and history of education
Code: 62.14. 01. 02
Ph. D Candidate: Ta Quang Thao
Scientific advisors:
- Assoc. Prof. Pham Hong Quang, Ph.D., College of Education, Thai Nguyen University;
- Assoc. Prof. Nguyen Thi Tinh, Ph.D., College of Education, Thai Nguyen University.
Training institution: College of Education, Thai Nguyen University
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
- This doctoral dissertation has systemized and established a firm base of argument to develop soft skills for students of economics faculty at colleges towards output standard, especially:
- Providing a full literature review on skills, life skills, soft skills, developing soft skills, tendency of developing and training soft skills for students in education institutions, in general, and for students in colleges in Viet Nam and around the world, in particular;
- Clarifying the connotation of some terms such as: skill, life skill, soft skill, hard skill, developing soft skills for students;
- Analyzing and making clear theory of soft skills development for students at colleges: purpose, content, ways, form and methods of developing soft skills for students, output standard in developing training programs. Then, pointing out some basic soft skills that need to be formed and developed among students;
- Analyzing and clarifying output standard in developing training program: way to establish output standard and the system of soft skills which is reflected in output standard of economics major training programs.
- Analyzing and clarifying some factors that have influence on the process of developing soft skills for students at colleges towards output standard;
- Identifying practical basis of developing soft skills for economics major students at colleges in the Northern mountainous midland region by researching, investigating the reality of developing soft skills for students in some colleges. Then, finding out the reason leading to this reality, basing on that, the author would have orientation to find out the suitable measures to develop soft skills for students.
- Having identified principles and raised 06 measures to develop soft skills for economics major students at colleges in the Northern mountainous and midland region according to the output standard, those are:
+ Measure 1: Developing major training programs in the economics faculty according to the output standard trend with integration of soft skill.
+ Measure 2: Writing documents to guide teachers to develop soft skills for students.
+ Measure 3: Organizing integral teaching activities to develop soft skills for students.
+ Measure 4: Organizing teaching activities to develop soft skills towards module trend.
+ Measure 5: Intensifying extra activities outside the classroom to develop soft skills for students.
+ Measure 6: Innovating assessment process of students’ learning results by competence approach.
- The results of educational pilot have confirmed the practicability of the measures to develop soft skills for economics students at colleges in the Northern mountainous and midland region mentioned in this thesis.
APPLICATIONS, PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES
* Applications:
Some measures such as: “Organizing integral teaching activities to develop soft skills for students” and “Organizing teaching activities to develop soft skills towards module trend” were applied in developing soft skills for economics major students by carrying out an experiment in Vinh Phuc Technology – Economic College. The result showed that students’ soft skills and learning results were improved considerably. These findings proves that these measures suggested in the thesis were essential and highly feasible.
* Practical applicability:
-The finding in chapter 1 can be used as useful reference materials for other researches to study more profoundly about the content of developing soft skills for students, in general, and economics major students in colleges and universities, in particular. It can also be a good reference material for lecturers in economics colleges and universities, post graduate students, pedagogical doctoral candidates.
- Chapter 3 raised some measures to develop soft skills for students which can be applied in the reality of teaching and training organizing activities in economics colleges in the Northern mountainous and midland region.
* Opening issues for further study:
- Study integration of soft skills for individual training program.
- Further and more profound study through specific topic for training programs, study training programs, advanced programs.