Thông tin luận án

Ngày 17-11-2015

Thông tin luận án của NCS. Hà Xuân Sơn

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu áp dụng giải pháp can thiệp giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân khu vực khai thác kim loại màu Thái Nguyên”

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế

Mã số: 62.72.01.64

Nghiên cứu sinh: Hà Xuân Sơn

Khóa đào tạo: 2010 - 2014 

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Duy Bảo

2. GS.TS. Đỗ Văn Hàm

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y - Dược

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án đã xác định được một số yếu tố gây ô nhiễm môi trường (MT) đất nông nghiệp, nước bề mặt, nước ăn uống và cây rau trồng trên đất nông nghiệp tại một số khu vực khai thác mỏ kim loại màu ở Thái Nguyên (xã Tân Long huyện Đồng Hỷ và xã Hà Thượng huyện Đại Từ) là chì, cadimi và asen. Hàm lượng trung bình các chất ô nhiễm này cao hơn nhiều lần so với QCVN và TCCP.

2. Xác định được tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp ở người dân cao tương đương với một số khu vực ô nhiễm môi trường khác. Xác định thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của người dân xung quanh khu vực khai thác mỏ về vệ sinh MT và bảo vệ sức khỏe do ô nhiễm MT còn khá thấp.

3. Xác định được các yếu tố nguy cơ đối với bệnh nhiễm độc chì mạn tính (thông qua kết quả xét nghiệm ALA niệu), đó là ăn rau, ăn động vật thủy sinh và uống nước ở khu vực ô nhiễm.

4. Xác định được các yếu tố liên quan đến một số bệnh thường gặp ở người dân xung quanh khu vực khai thác mỏ như: tiêu hóa, mũi họng, ngoài da, răng miệng, mắt và tiết niệu.

5. Nghiên cứu đã lựa chọn và áp dụng thành công giải pháp can thiệp truyền thông nâng cao KAP và hướng dẫn xây dựng bể lọc nước bằng cát và than hoạt tính cho người dân tại khu vực ô nhiễm do khai thác mỏ.

6. Một số hiệu quả nhất định của can thiệp thông qua việc giảm tỷ lệ mắc một số bệnh (hiệu quả can thiệp đạt từ 8,15 đến 60,83%) và nâng cao KAP của người dân về vệ sinh MT và bảo vệ sức khỏe (hiệu quả can thiệp đạt từ 49,59 đến 57,87%).

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Mô hình can thiệp bằng truyền thông và hướng dẫn xây bể lọc nước có sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo xã, trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn bản và người dân. Mô hình áp dụng có hiệu quả tốt ở cộng đồng xung quanh các khu vực khai thác mỏ, cần được triển khai nhân rộng và có thể ứng dụng ở các địa bàn tương tự khác nhằm tăng cường lợi ích cho cộng đồng.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Nghiên cứu mối liên quan giữa hàm lượng các chất ô nhiễm trong động - thực vật nuôi trồng tại địa phương đối với bệnh tật ở người dân và công nhân khai thác mỏ KLM.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION 

Title of dissertation: “Study on application of intervention measures to mitigate the effects of environmental pollution on the health of people living around non-ferrous metal mining area in Thai Nguyen”

Speciality: Social Hygiene and Health Organization

Code number: 62.72.01.64

PhD Candidate: Ha Xuan Son

Training course: 2010 - 2014 

Scientific supervisors:

1. Assco. Prof, Nguyen Duy Bao, PhD.

2. Prof. Do Van Ham, PhD.

Training institution: College of Medicine & Pharmacy - Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1.  The dissertation has identified a number of factors causing the environmental pollution of agricultural land, surface water, drinking water and vegetables grown on agricultural land in some non-ferrous metal mining areas in Thai Nguyen (Tan Long commune, Dong Hy district and Ha Thuong commune, Dai Tu district) as lead, cadmium and arsenic. The average level of pollutants was several times higher than Viet Nam standards and permitted standards.

2.  Identify the prevalence rates of some common diseases in people to be a high equivalent as compared to other environmental pollution areas. To identify the status of knowledge, attitudes and practices (KAP) of people living around the mining area about the sanitation and the health protection from the environment pollution was relatively low.

3.  Determine the risk factors for a chronic lead poisoning (through the urinary ALA test), including eating vegetables, eating small aquatic animals and drinking water in the contaminated areas.

4.  Identify factors related to some common diseases in the people living around the mining areas such as gastrointestinal, nasopharyngeal, skin, oral, urologic diseases.

5.  The study has selected and successfully applied communication interventions to improve KAP and guiding to build water tanks filtrated by sand and activated carbon for the people living in the polluted areas from mining exploitation.

6.  Some certain effectiveness of intervention are: reducing the prevalence of some diseases (intervention efficacy was from 8.15 to 60.83%) and improving the people’s KAP on the sanitation and the health protection (intervention efficacy was from 49.59 to 57.87%).

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability:

A model of communication intervention and to guide to built water filter tanks in a close coordination between commune leaders, CHC, village health workers and the people. The model is well applied in the communities surrounding the mining areas and it should be replicated and deployed and can be applied in other similar areas to enhance the benefits to the community

* Opening issues for further studies: 

Study the relationship between levels of contaminants in local animals - plants and diseases in the people and non-ferrous metal mining workers.

Các bài liên quan