Thông tin luận án

Ngày 23-04-2017

Thông tin luận án của NCS. Phạm Mạnh Công

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Thực trạng bệnh tai mũi họng ở người Mông và hiệu quả giải pháp can thiệp cộng đồng tại huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang”

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế

Mã số: 62 72 01 64

Họ và tên NCS: Phạm Mạnh Công

 Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS Nguyễn Văn Sơn

2. PGS.TS. Lương Minh Hương

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y Dược

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Bệnh tai mũi họng (TMH) của người Mông tại Mèo Vạc năm 2013 còn cao với tỉ lệ mắc bệnh TMH trong nghiên cứu là 78,8%; tỉ lệ ở nam là 79,6%, ở nữ là 78,0%.

2. Năng lực của cán bộ y tế tuyến cơ sở về khám chữa bệnh tai mũi họng còn hạn chế:

         - Kiến thức chung về bệnh TMH mức độ tốt là 22,0%. Thái độ chung mức độ tốt của CBYT về bệnh TMH là 20,0%. Kỹ năng chung mức độ tốt về bệnh TMH chiếm 12,0%.

         - Các yếu tố: bằng cấp học vị chuyên môn, có chứng chỉ TMH, được tập huấn, vị trí công tác, kiến thức về bệnh TMH, thái độ về bệnh TMH đều có liên quan đến kỹ năng KCB TMH của cán bộ y tế cơ sở huyện Mèo Vạc.

3. Giải pháp can thiệp bằng tập huấn nâng cao năng lực khám chữa bệnh tai mũi họng cho cán bộ y tế cơ sở và giám sát hỗ trợ trong 01 năm đạt hiệu quả cao, cụ thể:

         - Kiến thức chung về bệnh TMH của CBYT cơ sở huyện Mèo Vạc ở mức độ tốt tăng từ 22,0% lên 80,0%. Thái độ chung ở mức độ tốt tăng từ 20,0% lên 80,0%. Kỹ năng chung ở mức độ tốt tăng từ 12,0% lên 70,0%. Giải pháp tập huấn nâng cao năng lực và giám sát cho cán bộ y tế cơ sở huyện Mèo Vạc đã đem lại hiệu quả can thiệp đối với kiến thức là 233,6%; hiệu quả can thiệp đối với thái độ là 283,3% và với kỹ năng là 469,0%.

         - Giải pháp can thiệp cộng đồng đã xây dựng theo đúng định hướng của Bộ Y tế đề xuất (tăng cường hoạt động can thiệp theo hình thức đào tạo cập nhật kiến thức tại chỗ) và góp phần thực hiện chủ trương của Bộ Y tế về Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020. Giải pháp can thiệp đã tác động đảm bảo tính duy trì và tính bền vững.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Các ứng dụng và khả năng ứng dụng 

          Giải pháp can thiệp đã thực hiện tốt việc nâng cao năng lực xử trí bệnh TMH cho cán bộ YTCS và đem lại hiệu quả cao ở tuyến y tế cơ sở. Các cơ quan chức năng có thể áp dụng những biện pháp thiết thực nhằm nhân rộng giải pháp can thiệp này ở các địa bàn tương tự, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân trong cộng đồng.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

          Phối hợp các giải pháp để xây dựng một mô hình can thiệp bền vững về khám chữa bệnh và phòng chống bệnh TMH ở cộng đồng. Tiến hành nghiên cứu áp dụng mô hình này cho việc phòng chống các bệnh khác tại cộng đồng.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Title of dissertation: "The ear, nose, throat diseases in Mong people and effectiveness of community intervention solutions in Meo Vac district, Ha Giang province"

Speciality: Social Hygiene and Health Organization.

Code number: 62.72.01.64.

PhD. Candidate: Pham Manh Cong

Scientific Supervisors:

1. Prof. PhD Nguyen Van Son

2. Assoc Prof. PhD Luong Thi Minh Huong

Training Institution: Thai Nguyen University of Medicine &Pharmacy Thai Nguyen University

 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

1. Ear nose throat (ENT) diseases in Mong people in Meo Vac 2013 was relatively high, with the prevalence of ENT diseases was 78.8%, the rate in men was 79.6%, in female was 78.0%.

2. The capacity of primary health workers about ENT examination is limited

          - The general knowledge about ENT diseases at good level was 22.0%. The general attitude about ENT diseases at good level was 20.0%. The general skill about ENT diseases at good level was 12.0%.

          - Factors: professional academic degrees, have ENT certification, received training workshop, work place, ENT diseases knowledge, ENT diseases attitude were all associated with ENT management skills of primary health workers in Meo Vac district.

3. The intervention solution by capacity enhancement training about ENT examination for primary health workers and surveillance in 01 year had high effectiveness, including:

          - General knowledge about ENT diseases of primary health workers in Meo Vac district at good level increased from 20.0% to 80.0%. The general attitude at good level increased from 20.0% to 80.0%. General skill at good level increased from 12.0% to 70.0%. The training capacity enhancement solution and surveillance for primary health workers in Meo Vac district had intervention effect for knowledge was 233.6%; attitude was 283.3% and skills was 469.0%.

          - Community interventions were conducted follow the Ministry of Health proposed (promote the intervention activities in the form of on-the-job training practical guidelines) and contribute to the implement of the Ministry of Health about the Plan for human resource development in the medical examination and treatment system from 2015-2020. This was a long-term and sustainable intervention.

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDES FOR FURTHES STUDIES

* Applications and Practical applicability:

          Intervention solutions have been well implement in order to improve the management capacity of ENT for primary health workers and and have high efficiency in grassroots health care. Authorities can apply practical measures to replicate this intervention in similar areas, therefore improve the quality of health care services for people in the community.

* Opening issues for further studies:

          Combine many solutions to develop a sustainable intervention model about ENT examination and prevention in community. Apply this model to do study for prevent other diseases in community.

 

Nguồn: Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan