Thông tin luận án

Ngày 28-03-2017

Thông tin luận án của NCS. Bùi Thị Thanh Tâm

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”.

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

 Mã số: 62.62.01.15

Họ và tên NCS: Bùi Thị Thanh Tâm

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Bùi Đình Hòa

2. TS. Lê Quang Dực

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

 

                    NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. 

2. Luận án xây dựng được khung lý thuyết về: (1) Kinh tế trang trại; (2) Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững; (3) Các tiêu chí về kinh tế trang trại; (4) Cácyếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững; (5) Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số quốc gia trên thế giới; (6) Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm để phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 

3. Luận án đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đồng thời nêu và phân tích được tám yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

4. Luận án phân tích được nguyên nhân các tồn tại trong việc phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất các quan điểm, định hướng và mười giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu chương 1 và 2 có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng dạy và sinh viên trong các viện nghiên cứu và trường đại học để học tập, nghiên cứu các vấn đề về kinh tế trang trại.

Kết quả nghiên cứu chương 3 là tài liệu giúp các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và những địa bàn tương tự đưa ra quyết định đầu tư vào các hướng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu quả hơn.

Kết quả nghiên cứu chương 4 của luận án có thể sử dụng làm các căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong đó có tỉnh Phú Thọ xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế trang trại.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Nghiên cứu kinh tế trang trại đang đứng ở đâu trong quá trình tái cơ cấu và phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn của nước ta nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Tìm ra những nút thắt đã cản trở kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng phát triển kém bền vững.

Tìm ra các giải pháp mang tính đột phá để kinh tế trang trại tỉnh Phú Thọ phát triển và phát triển bền vững.

 

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Title of dissertation: "The sustainability of farm economic development in Phu Tho province."

Specialization: Agricultural Economics, code: 62.62.01.15

Ph.D candidate: Bui Thi Thanh Tam.

The scientific supervisors:

1. Bui Đinh Hoa, Ph.D.

2. Le Quang Duc, Ph.D.

Training institution: University of Economics and Business administration - Thai Nguyen University.

 

NEW CONCLUSION OF THE THESIS

1. The thesis has contributed to the systematization and clarification of theoretical and practical issues on sustainable farm economy development, giving the lesson-learned to apply appropriately to the fact to develop farm economy in Vietnam.

2. The thesis has built the theoretical forms such as: (1) farm economy; (2) sustainable farm development; (3) Criteria of farm economy; (4) Factors affecting the sustainable farm economics development; (5) Experiences in farm economics development in some countries around the world; (6) The current status of the sustainable farm economics development in Viet Nam and the lesson-learned of the sustainable farm economics development in Phu Tho province.

3. The thesis has evaluated the current status of the sustainable farm economics development in Phu Tho province as well as 8 factors affecting the the sustainability of farm economics development in Phu Tho province.

4. The thesis has analyzed the causes of the issues in the sustainability of farm economic development in Phu Tho province. Then the researcher proposes the viewpoints, orientations and 10 solutions to develop the sustainability of farm economic development in Phu Tho province by 2020 and the vision of 2030.

 

THE THESIS CAN  BE APPLIED IN PRACTICE AND THE ISSUES CAN BE CONTINUED TO RESEARCH

Can be applied in practice:

The research results of chapters 1 and 2 can be used as reference materials for teaching staffs and students in institutes and universities to study and research on farm economy.

The research results of Chapter 3 can be used for farm owners in Phu Tho and other farm owners to make more effective investments in agricultural production and business.

The research results of Chapter 4 can be used in state management agencies from the central to local levels including Phu Tho province in developing policies and implementing farm economic development.

 The issues can be continued to research:

The research results are to clarify where the farm economy is in the process of restructuring and development of agriculture and rural sectors in the whole country especial in Phu Tho province.

The research results are to find out what the bottleneck of unsustainable development is that prevent the development of farm economy in Vietnam especially Phu Tho province.

The research results are to find out the breakthrough to develop the programs of the sustainability of farm economic development in Phu Tho province.

 

Nguồn: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. 

 

 

 

Các bài liên quan