Thông tin luận án của NCS Trần Trung Kiên (09/11/2009)

04:31 | 09/11/2009

Đề tài "Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long"

Chuyên ngành: Trồng Trọt; Mã số: 62.62.01.01;

Họ và tên cán bộ Hướng dẫn:

1. TS. Phan Xuân Hào;

2. TS. Đỗ Tuấn Khiêm.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm 

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1 - Qua khảo nghiệm 6 giống ngô thụ phấn tự do QPM trong 4 vụ tại Thái Nguyên đã chọn được giống QP4 triển vọng: Thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình sớm, thấp cây, chống đổ tốt, chịu hạn tốt, chống sâu bệnh khá; năng suất khá cao và ổn định, tương đương đối chứng HQ2000 và Q2 (đạt 53,7 tạ/ha trong vụ Xuân và 63,3 tạ/ha trong vụ Thu Đông); hàm lượng protein 11,06%, lysine 3,98%, methionine 3,00%, tương đương giống lai QPM HQ2000 (11,05%; 3,98%; 3,01%) và cao hơn hẳn Q2 (8,65%; 2,50%; 1,92%).

2 - Liều lượng đạm 180N (nền: 10 tấn P/c + 80P2O5 + 80K2O/ha); liều lượng lân 120P2O5 (nền: 10 tấn P/c + 120N + 80K2O/ha), liều lượng kali 120K2O (nền: 10 tấn P/c + 120N + 80P2O5/ha) đối với hai giống QP4 và LVN10 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

3 - Liều lượng đạm 240N (nền: 10 tấn P/c + 80P2O5 + 80K2O/ha); liều lượng lân 120 – 160P2O5 (nền: 10 tấn P/c + 120N + 80K2O/ha); liều lượng kali 80 – 160K2O (nền: 10 tấn P/c + 120N + 80P2O5/ha) cho hàm lượng protein cao nhất.

4 - Liều lượng đạm 120 - 240N (nền: 10 tấn P/c + 80P2O5 + 80K2O/ha); liều lượng lân 120 – 160P2O5 (nền: 10 tấn P/c + 120N + 80K2O/ha); liều lượng kali 80 – 160K2O (nền: 10 tấn P/c + 120N + 80P2O5/ha) cho chất lượng protein cao nhất.

5 - Trong ba yếu tố đạm, lân và kali thì đạm là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QPM và ngô thường.

6 - Ảnh hưởng của liều lượng kali đến hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QPM rất rõ, còn ngô thường thì không rõ.

7 - Ảnh hưởng của đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô QPM thấp hơn so với giống ngô thường, còn với hàm lượng và chất lượng protein thì ngược lại.

Các bài liên quan