Thông tin luận án

Ngày 10-01-2018

Thông tin luận án của NCS. Chu Thị Ngân

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Tên đề tài luận án: Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh Trung học cơ sở

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9 14 01 14

Họ và tên NCS: Chu Thị Ngân

Người hướng dẫn khoa học:   

1. PGS.TS Đặng Quốc Bảo

2. GS.TS Phạm Hồng Quang

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án đã bổ sung vào lý luận về giáo dục văn hóa phi vật thể, quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trung học cơ sở (THCS): Nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS và quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trong các trường THCS hiện nay.

2. Đánh giá được thực trạng giáo dục văn hóa phi vật thể và quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS ở các trường THCS tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay. Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của thực trạng.

3. Đề xuất được 6 biện pháp quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS . Các biện pháp đề xuất có cơ sở lý luận - thực tiễn và có tính khả thi cao; có thể áp dụng thuận lợi trong quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang các tỉnh có điều kiện tương đồng.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ

CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 

1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu lý luận của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sâu hơn về giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh các trường THCS; Là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý và giáo viên THCS.

Kết quả nghiên cứu về thực tiễn của luận án là bài học kinh nghiệm cho các cán bộ quản lý, giáo viên trong trường THCS trong công tác giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh.

Các biện pháp của luận án đề xuất là những chỉ dẫn cụ thể để cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giáo viên THCS vận dụng trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS, đồng thời là tài liệu tham khảo để cán bộ quản lý, giáo viên ở các bậc học khác, các cơ quan, tổ chức giáo dục có thể nghiên cứu, vận dụng.

2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Mỗi một địa phương có điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những đặc thù khác nhau. Vì thế quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS đối với từng địa phương cũng có những yêu cầu, những đặc thù khác nhau. Đây là vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu.


INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation tittle:“Management of intangible culture education activities for lower-secondary school students

Speciality: Educational Management

Code: 9 14 01 14

PhD. Candidate: Chu Thi Ngan

Supervisors: 

1. Assoc. Prof. Dr. Dang Quoc Bao

2. Prof. Dr. Pham Hong Quang

Training Institute: University of Education – Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

The research has:

1. supplemented to the theories of intangible culture education and the management of intangible culture education activities for lower-secondary school students in terms of the contents, principles, forms and methods for the practice and management of intangible culture education for lower-secondary school students.

2. identified  the actual situation of intangible culture education for lower-secondary school students and current status of intangible culture education management for lower-secondary school students in Bac Giang and Bac Ninh provinces; pointed out the strengths and weaknesses as well as the causes of the situation.

3. suggested 6 measures to improve the quality of intangible culture education management for lower-secondary school students. The measures have been proposed on a theoretical and practical basis and are highly feasible; they can be applied conveniently in the management of intangible culture education activities for lower-secondary school students in Bac Giang and Bac Ninh provinces, which have similar conditions.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES 

The practical applications:    

The results of the research can be used as reference materials for further studies on intangible culture education for lower-secondary school students, administrators and teachers.

The practical result of the research can be an experience lesson for educational administrators at lower-secondary schools in introducing intangible culture into teaching.

The measures proposed in the dissertation are specific guidelines for managers, administrators and teachers at lower-secondary school to use in the process of managing intangible culture education for lower-secondary school students. They are also reference materials for administrators and teachers at other levels and educational institutions to study and apply.

Further studies needed:

Each locality has different economic, political, cultural and social characteristics; therefore, the management of intangible culture education activities for lower-secondary school students in each locality has different requirements and characteristics. This is an issue that needs to be further researched.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Các bài liên quan