Thông tin luận án
Ngày 23-06-2020
Trang thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Lê Thị Hồng Trang
TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu biểu hiện gen GmCHI1A liên quan đến tổng hợp isoflavone phân lập từ cây đậu tương (Glycine max (L.) Merill)”
Ngành: Di truyền học; Mã số: 9420121
Họ và tên NCS: Lê Thị Hồng Trang
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Chu Hoàng Mậu
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là công trình nghiên cứu mới ở Việt Nam và trên thế giới đã chứng minh sự biểu hiện mạnh của gen GmCHI1A làm tăng hàm lượng isoflavone ở mầm hạt đậu tương chuyển gen.
Cụ thể là:
1) Gen GmCHI1A được phân lập từ cây đậu tương Việt Nam có kích thước của vùng mã hóa là 657 nucleotide, mã hóa 218 amino acid, thuộc phân họ II nằm trên nhiễm sắc thể số 20 của đậu tương.
2) Lần đầu tiên gen GmCHI1A được phân tích biểu hiện và sự biểu hiện mạnh của gen chuyển GmCHI1A đã làm tăng hàm lượng enzyme CHI ở cây đậu tương.
3) Tạo được 4 dòng đậu tương chuyển gen ở thế hệ T2 có hàm lượng daidzein tăng từ 166,46% đến 187,23% và genistein tăng từ 329,80%-463,93% so với cây không chuyển gen.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Các dòng đậu tương chuyển gen GmCHI1A làm vật liệu phục vụ chọn giống đậu tương có hàm lượng isoflavone cao. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng vào các giống cây họ Đậu và các loài thực vật khác trong định hướng nâng cao hàm lượng isoflavone trong mầm hạt nhằm nghiên cứu các thực phẩm chức năng phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
1. Cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm mối liên quan có thể có giữa các sai khác trong trình tự của gen này ở giống ĐT26 với hàm lượng isoflavone cao mà nó đã tạo ra.
2. Các dòng cây đậu tương chuyển gen T2-1, T2-4, T2-21, T2-24 có thể sử dụng làm vật liệu phục vụ chọn giống đậu tương, cho nên cần được tiếp tục phân tích ở các thế hệ tiếp theo để chọn tạo được dòng đậu tượng có hàm lượng isoflavone cao và ổn định.
3. Có thể áp dụng vào các giống cây họ Đậu và các loài thực vật khác trong định hướng nâng cao hàm lượng isoflavone để nghiên cứu các thực phẩm chức năng phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Dissertation title: "Study the expression of GmCHI1A genes in relation to the synthesis of isoflavones isolated from soybean plants (Glycine max (L.) Merill)"
Major: Genetics; Code: 9420121
PhD. Student: Le Thi Hong Trang
Supervisor: Prof.Dr Chu Hoang Mau
Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University
NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION
The dissertation is a new research project in Vietnam and in the world which has demonstrated that the overexpression of GmCHI1A gene increases the isoflavone content in transgenic soybean germs.
Specifically:
1) The GmCHI1A gene isolated from Vietnamese soybean is 657 nucleotides in the size of the coding region, encodes 218 amino acids, belongs to subfamily II, and is located on chromosome 20 of soybean.
2) For the first time, the expression of GmCHI1A gene was analyzed and the overexpression of the GmCHI1A transgene increased the content of CHI enzyme in soybean.
3) Four T2 generation transgenic soybean lines were created with daidzein content increasing from 166.46% to 187.23% and genistein content increasing from 329.80% to 463.93% compared to that of non-transgenic plants.
APPLICATIONS IN PRACTICE AND
RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES
Applications in Practice
GmCHI1A transgenic soybean lines serve as materials for selecting soybean lines with high isoflavone content. The results of the thesis can be applied to legumes and other plants in the direction of improving the isoflavone content in seed germs, serving the research on functional foods for community health care.
Recommendations for Further Studies
1. Further research is needed to further clarify the possible association between the differences in the sequence of this gene in DT26 and the high isoflavone content that it has produced.
2. Transgenic soybean lines T2-1, T2-4, T2-21, T2-24 can be used as materials for soybean breeding; therefore, they need to be further analyzed in the next generations to choose and create soybean lines with high and stable isoflavone content.
3. The research results can be applied to legumes and other plants in the direction of increasing the isoflavone content in seed germs, serving the research on functional foods for community health care.
Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.