Thông tin luận án

Ngày 30-10-2020

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Lê Hồng Quang

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Bồi dưỡng năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học đại số"

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán học                  Mã số: 9140111

Họ và tên NCS: Lê Hồng Quang

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Trần Luận    

2. PGS.TS Trần Việt Cường

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đạt được các kết quả sau:

       Về phát triển lý luận:

      - Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về mô hình hóa toán học (quan niệm, năng lực mô hình hóa toán học); đặc biệt đưa ra được quan niệm về năng lực này và quy trình thực hiện mô hình hóa toán học đối với học sinh THPT;

      - Đề xuất khung năng lực mô hình hóa toán học của học sinh THPT, bao gồm 5 năng lực thành phần, với những tiêu chí và chỉ báo cụ thể.

Về ứng dụng thực tiễn:

      - Phân tích và đánh giá được thực trạng về năng lực mô hình hóa toán học và tình hình bồi dưỡng những năng lực này cho học sinh THPT qua môn Toán;

      - Đề xuất 3 biện pháp bồi dưỡng năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh THPT trong dạy học Đại số:

      Biện pháp 1. Bồi dưỡng năng lực chuyển đổi ngôn ngữ toán học sang ngôn ngữ tự nhiên và ngược lại;

      Biện pháp 2. Tập luyện cho học sinh về chiến lược giải trong lĩnh vực mô hình hóa;

     Biện pháp 3. Từ các tình huống có vấn đề, tập luyện cho học sinh đánh giá, chọn lọc lời giải phù hợp với bối cảnh thực.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực  tiễn

 Kết quả nghiên cứu của luận án là hữu ích đối với giáo viên môn Toán THPT, có thể dùng để thiết kế phần lớn các nội dung trong môn Toán THPT để rèn luyện năng lực mô hình hóa toán học cho học sing THPT phù hợp với cả chương trình giáo dục phổ thông mới. Thiết kế nội dung có thể được thực hiện cho chương trình môn học, các chủ đề tự chọn, chủ đề hoạt động trải nghiệm/hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

 Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sẽ hữu ích cho công tác bồi dưỡng giáo viên; triển khai dạy học STEM/STEAM đối với các môn học liên quan cho học sinh THPT.

2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Nhiều vấn đề mở trong hướng này đang cần được nghiên cứu. Trước mắt chúng tôi quan tâm đến một số vấn đề sau, liên quan trực tiếp với các kết quả chúng tôi đã thu được:

- Mở rộng và phát triển nghiên cứu vấn đề tổ chức dạy học mô hình hóa toán học trong dạy học môn Toán ở trường THPT.

- Nghiên cứu sâu hơn về đánh giá năng lực mô hình hóa toán học trong dạy học môn Toán ở trường THPT.

- Nghiên cứu về việc tổ chức dạy học năng lực mô hình hóa toán học kết hợp dạy học tích hợp, dạy học hợp tác, dạy học STEM/STEAM và dạy học theo dự án.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: "Developing mathematical modeling competence for high school students in algebra teaching"

Major: Theory and Methodology of Mathematics Teaching                 Code: 9140111

PhD. Candidate: Le Hong Quang

Supervisors:        

1. Dr. Tran Luan

2. Assoc. Prof Dr Tran Viet Cuong

Training institution:  University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

The study achieved the following results:

Theoretical development:

- Synthesize research results on mathematical modeling (mathematical modeling concept and capacity); especially give the concept of this capacity and the process of implementing mathematical modeling for high school students.

- Propose capacity framework for mathematical modeling of high school students, including 5 component competencies, with specific criteria and indicators.

Applicability:

- Analyze and evaluate the current situation of mathematical modeling capacity and the situation of fostering these competencies for high school students through Mathematics.

- Propose 3 measures to develop mathematical modeling competence for high school students in algebra teaching:

Measure 1. Fostering the ability to convert mathematical language into natural language and vice versa.

Measure 2. Train students on solving strategies in the field of modeling.

Measure 3. From problematic situations, train students to evaluate and select solutions suitable to the real context.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

1. Practical applications and applicability of the research findings

The research results of the thesis are useful for teachers at high school mathematics, which can be used to design most of the content in high school mathematics to train math modeling capabilities for high school math suitable for the new general education program. Content design can be done for curriculum, elective topics, experimental activity topics /creative experiences.

The research results of the thesis can be useful for teacher training; deploy teaching STEM / STEAM for related subjects for high school students.

2. Open problems for further studies

Many open issues in this direction need further research. In the immediate future, we pay attention to the following issues, directly related to the results we have obtained:

- Expanding and developing research on teaching organization problem, modeling math in teaching Mathematics in high schools.

- Research in-depth on assessment of mathematical modeling competencies in teaching Mathematics at high schools.

- Research on teaching capacity of mathematical modeling in combination with integrated teaching, collaborative teaching, STEM/STEAM teaching and project-based teaching.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan