Thông tin luận án

Ngày 26-01-2022

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Diệu Thương

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Lập luận trên diễn đàn Quốc hội qua những phiên chất vấn

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 9220102

Họ và tên NCS: Nguyễn Diệu Thương

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS Nguyễn Đức Dân

2. PGS.TS Nguyễn Văn Lộc

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết lập luận trên thế giới (lý thuyết của O. Ducrot, S. Toulmin, D. Walton, F.H.van Eemeren) qua một nghiên cứu cụ thể tại Việt Nam.

2. Luận án đã đặt ra vấn đề cần xem xét lập luận với vai trò là một hành vi ngôn ngữ phức hợp đặt trong hội thoại tranh biện tại Việt Nam.

3. Luận án cung cấp phương pháp phân tích, đánh giá lập luận, phản biện, xây dựng lập luận đặt trong bối cảnh chất vấn tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam.

4. Đặc điểm lập luận tại Nghị trường Quốc hội qua những phiên chất vấn:

Lập luận trong các lượt lời trên diễn đàn Quốc hội qua những phiên chất vấn có hình thức tầng bậc về cấu trúc. Luận cứ được trình bày theo 4 kiểu khuôn và được xây dựng từ những dạng chất liệu điển hình cho bối cảnh tranh luận. Thành phần chỉ dẫn lập luận đáng chú ý là các kết tử nghịch hướng đã tạo nên góc nhìn đa diện trong lập luận. Sử dụng các kết tử liệt kê là đặc tính nổi bật của lập luận trong các lượt lời trên diễn đàn Quốc hội. Các tác tử lập luận có tác dụng tăng cường sức mạnh cho lí lẽ được sử dụng hạn chế. Tác tử tình thái lại được sử dụng nhiều với thanh độ mạnh yếu khác nhau. Lí lẽ trong diễn ngôn lập luận được sử dụng đa dạng (bốn nhóm chính). Các lí lẽ kết hợp thành chuỗi. Mỗi dạng lí lẽ sử dụng được khái quát thành các sơ đồ chung là cơ sở cho quá trình tiếp nhận và tạo lập lập luận.

Sự vận động hội thoại tranh luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam được khảo sát qua sự tương tác các lượt lời, phản ánh các giai đoạn tranh luận (với 8 kiểu mô hình). Hội thoại tranh luận vẫn còn những phiên chưa thể hiện được sự năng động, còn những trường hợp chưa giải quyết thấu triệt sự khác biệt ý kiến. Những tranh luận tốt thường có đặc điểm là: ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc; câu hỏi chất vấn tốt thường có hình thức tồn tại ở dạng câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở nhưng đã hàm ẩn giả thuyết của người hỏi, sử dụng phương pháp lập luận thể hiện mục đích tranh luận rõ ràng, sử dụng kết hợp nhiều kiểu lí lẽ (chuỗi lí lẽ), sử dụng các tác tử lập luận có tác dụng tăng cường sức mạnh lí lẽ, các biểu thức ẩn dụ tri nhận... Tranh luận chưa thuyết phục là do viện đến cảm xúc, dựa vào hoàn cảnh… không phù hợp. Luận án đã khái quát 27 kiểu sơ đồ lập luận chưa thuyết phục và 24 kiểu lược đồ phản biện.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trực tiếp trong phạm vi Quốc hội, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu, giảng dạy về ngữ dụng học, logic học, phân tích diễn ngôn, tư duy phản biện và mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là mở rộng nghiên cứu mối quan hệ giữa tác tử tình thái cuối câu, trật tự từ, cấu trúc câu và lập luận, đặc điểm lập luận tại Nghị trường Quốc hội từ góc độ tu từ học.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Dissertation title: Argument on the forum of the National Assembly in interpellation sessions

Major: Vietnamese linguistics

Code: 9220102

PhD. Candidate: Nguyen Dieu Thuong

Supervisors:

1. Prof. Dr  Nguyen Duc Dan

2. Assoc. Prof Dr Nguyen Van Loc

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1. The thesis has clarified the theory of arguments in the world (theory of O. Ducrot, S. Toulmin, D. Walton, F.H.van Eemeren...) through a specific study in Vietnam.

2. The thesis has raised the issue to consider the argument as a complex linguistic act set in the argumentative conversation in Vietnam.

3. The thesis has provided a method of analysis, evaluation of arguments, criticism, and argument building in the context of interpellation sessions on the forum of the National Assembly of Vietnam.

4. Characteristics of arguments on the forum of the National Assembly in interpellation sessions:

Arguments on the forum of the National Assembly in interpellation sessions the form of hierarchical structures.

Arguments are presented in four types and are built from material forms which are typical of the context of the argumentation.

The notable indicators of the argument are the contrary connectors that create a multi-faceted perspective in the argument. In addition, the use of listing connectors is a prominent feature of the arguments in turns of speeches on the forum of the National Assembly. Operators that have the effect of strengthening reasoning are of limited use. Modal operators are used a lot with different levels of strength and weakness.

Reasoning in argumentative discourse is used in a variety of ways (four main groups). Reasoning combines into series. Each type of reasoning is generalized into general diagrams that are the basis for the process of receiving and creating arguments.

The movement of argumentative conversation on the forum of the National Assembly of Vietnam was surveyed through the interaction of speeches, reflecting the stages of argumentative conversations (with 8 models). In general, there are still sessions that have not shown dynamism and the difference of opinion has not been thoroughly resolved.

Good arguments often have clear and coherent language. Good interrogative questions often take the form of closed or open questions, but implicitly imply the questioner’s hypothesis, use an argumentative method to express a clear argument, use a combination of many types (reasoning chain), use operators that strengthen reasoning, negative modal operators combined with appropriate logical reasoning and cognitive metaphorical expressions. Unconvincing arguments are caused by emotions, personal attacks and inappropriate circumstances.

The thesis has generalized 27 types of unconvincing argument diagrams and 24 types of diagrams.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

The practical applications

The research results of the thesis can be applied directly within the National Assembly. Besides, it can be seen as a reference for research and teaching in pragmatics, logic, discourse analysis and critical thinking and all areas of life.

Further studies needed

The next research direction of the thesis is to expand the study of the relationship between the modal operators at the end of a sentence, word order, sentence structure and argument, characteristics of argument on the forum of the National Assembly from a rhetorical perspective.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Các bài liên quan