Thông tin luận án

Ngày 01-06-2022

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Phạm Văn Hiệu

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Dạy học hình học ở các lớp cuối cấp trung học cơ sở theo hướng tích hợp"

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán học                       Mã số: 9140111

Họ và tên NCS: Phạm Văn Hiệu

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Trần Việt Cường

2. GS.TS. Đào Tam

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đạt được các kết quả sau:

Về phát triển lý luận:

- Luận án đã tổng hợp được một số vấn đề của lý luận DHTH ở trường THCS, đặc biệt luận án đã cố gắng làm sáng tỏ nền tảng tri thức luận của DHTH: Đó là những vấn đề cơ bản về phương pháp luận Toán học, phương pháp luận nhận thức để soi sáng cho DHTH.

Về ứng dụng thực tiễn:

- Luận án đã đưa ra được cơ sở định hướng cho việc thiết kế các tình huống DHTH theo quy trình 5 bước.

- Đưa ra được cơ sở định hướng và thiết kế quy trình các bước vận dụng các tình huống DHTH trong hình học ở các lớp cuối cấp THCS. Các tình huống cũng là nền tảng cho việc chuẩn bị tri thức và kỹ năng cho GV và HS tiếp cận DHTH trong dạy học hình học ở các lớp cuối cấp trường THCS và cũng là cơ sở định hướng thực hành DHTH, cũng như việc tổ chức cho HS hoạt động trải nghiệm nhằm chiếm lĩnh kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức vào thục tiễn thông qua khai thác các tình huống DHTH đã được thiết kế.

- Triển khai, vận dụng các quy trình vào dạy học các tình huống điển hình theo quan điểm DHTH: dạy học khái niệm, định lý và dạy học giải bài tập toán.

- Các kết quả đã được tổ chức thực nghiệm theo phương pháp nghiên cứu trường hợp và tổ chức đánh giá định tính. Các kết quả nghiên cứu luận án đã mở ra hướng tiếp cận DHTH theo cách tương tác với các tình huống thiết kế và vận dụng trong dạy học hình học ở các lớp cuối cấp THCS.

- Trong luận án đã đưa ra nhiều ví dụ điển hình, gắn liền với thực tế và khai thác được mối liên hệ giữa Toán học và các môn khoa học khác.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực  tiễn

1. Kết quả nghiên cứu của luận án là hữu ích đối với giáo viên môn Toán THCS theo bình diện thiết kế các tình huống DHTH gắn với hầu hết các nội dung của hình học ở các lớp cuối cấp THCS, nhằm rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề tích hợp cho học sinh THCS phù hợp với cả chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thiết kế và sử dụng các tình huống DHTH có thể được thực hiện cho chương trình môn học, các chủ đề tự chọn, chủ đề hoạt động trải nghiệm/hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

2. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sẽ hữu ích cho công tác bồi dưỡng giáo viên THCS

2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho giáo viên thiết kế và sử dụng các tình huống DHTH để hướng học sinh vào hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Luận án có thể mở rộng và phát triển nội dung nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tích hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học để giải quyết các tình huống tích hợp mà còn tích hợp các loại hình tư duy đặc thù cho các môn học cụ thể để giải quyết các tình huống dạy học toán có nội dung tích hợp liên môn hoặc xuyên môn. Theo hướng này, có thể thúc đẩy sâu sắc hơn phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: "Teaching Geometry in senior grades of lower secondary schools through an integrated approach"

Major: Theory and Methodology of Mathematics Teaching              Code: 9140111

PhD. Candidate: Pham Van Hieu

Supervisors:

1. Assoc. Prof. Dr Tran Viet Cuong                                     

2. Prof. Dr Dao Tam

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

The thesis has achieved the following results:

Concerning theoretical development:

- The thesis has synthesized a number of issues of integrated teaching theory in lower secondary schools; especially the thesis has tried to clarify the epistemological foundation of integrated teaching regarding the basic issues on Mathematical methodology and cognitive methodology to illuminate integrated teaching.

Regarding practical applications:

- The thesis has provided an orientation basis for the design of integrated teaching situations following a 5-step process.

- The thesis has provided a basis for orienting and designing the process of applying integrated teaching situations in teaching Geometry in senior grades of lower secondary school. The situations are also the foundation for preparing knowledge and skills for teachers and students to approach integrated teaching in teaching geometry in senior grades of lower secondary schools. In addition, the designed situations are the basis for orienting the practice of integrated teaching as well as organizing experiential activities for students to acquire new knowledge or apply knowledge into practice through exploiting the designed integrated teaching situations.

- The thesis has deployed and applied the designed processes into teaching typical situations in an integrated teaching approach; for example, teaching concepts, theorems and math problems solving.

- The results have been tested via the case study method and qualitative assessment organization. The research results of the thesis have opened up an integrated teaching approach in an interactive way with integrated teaching situations designed and applied in teaching geometry in senior grades of lower secondary school.

- In the thesis, many typical examples are given, associated with reality and exploiting the relationship between Mathematics and other sciences.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE

AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

Applications in Practice

1. The research results of the thesis are useful for teachers of lower secondary mathematics in terms of designing integrated teaching situations associated with most of the content of geometry in senior grades of lower secondary school, which aim to enhance the competency of solving integrated problems for lower secondary school students and comply with the 2018 general education curriculum. The design and use of integrated teaching situations can be implemented for the subject program, the elective topics, experiential activities or creative experiential activities.

2. The research results of the thesis may be useful for the training of lower secondary school teachers

Recommendations for Further Studies

The research mainly focuses on preparing knowledge and skills for teachers to design and use integrated teaching situations which involve students into activities to acquire new knowledge or apply knowledge into practice.

The research can be expanded and developed so that the research contents not only integrate knowledge and skills of subjects to solve integrated situations, but also integrate types of thinking specific to different subjects to solve math situations with interdisciplinary or cross-subject integrated contents. In this approach, it is possible to further promote the development of students' problem-solving capabilities.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan