Thông tin luận án

Ngày 13-04-2022

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Hưng

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Xây dựng và sử dụng một số tình huống khám phá trong dạy học Toán trung học phổ thông với sự hỗ trợ của máy tính cầm tay"

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán học

Mã số: 9140111

Họ và tên NCS: Nguyễn Văn Hưng    

Người hướng dẫn khoa học:         

1. PGS.TS  Nguyễn Danh Nam  

2. PGS.TS  Nguyễn Anh Tuấn

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đạt được các kết quả sau:

* Về lý luận:

- Xây dựng khái niệm tình huống khám phá và đặc điểm của tình huống khám phá trong dạy học Toán.

- Vai trò của máy tính cầm tay trong việc hỗ trợ hoạt động dạy học Toán ở trường trung học phổ thông.

- Quy trình thiết kế và sử dụng tình huống dạy học với máy tính cầm tay hỗ trợ người học khám phá, giải quyết vấn đề toán học.

* Về ứng dụng thực tiễn:

- Làm rõ thực trạng dạy học Toán ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của máy tính cầm tay; những lợi ích, thách thức và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng máy tính cầm tay trong việc nâng cao năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh.

- Đề xuất 3 nhóm tình huống khám phá trong dạy học Toán với sự hỗ trợ của máy tính cầm tay.

Các ví dụ minh họa và bài tập về tình huống thực tiễn là tài liệu tham khảo cần thiết cho giáo viên và học sinh quan tâm tới vấn đề sử dụng máy tính cầm tay trong hoạt động dạy và học.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

a. Kết quả nghiên cứu của luận án là hữu ích đối với giáo viên dạy Toán trong quá trình xây dựng nội dung dạy học theo hướng sử dụng máy tính cầm tay để hỗ trợ cho hoạt động dạy học, từ đó giúp cho học sinh khám phá, giải quyết được các vấn đề trong học toán.

b. Kết quả nghiên cứu của luận án là hữu ích đối với các nhà quản lí giáo dục và giáo viên trong việc triển khai ứng dụng rộng rãi máy tính cầm tay ở các trường phổ thông của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục là coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học và phát huy có hiệu quả vai trò của các phương tiện dạy học.

c. Kết quả nghiên cứu của luận án là hữu ích đối với các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học và nhà sản xuất để đưa máy tính cầm tay đồ họa vào trong dạy học ở Việt Nam. Cần có một chiến lược hợp tác, đồng hành để sản xuất những máy tính cầm tay có chức năng toán học phù hợp với chương trình giáo dục Toán học, có giá thành phù hợp và khả năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Nhiều vấn đề mở trong hướng này đang cần được nghiên cứu:

- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp sử dụng máy tính cầm tay để bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho học sinh như năng lực mô hình hoá, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Mở rộng và phát triển nghiên cứu vấn đề sử dụng máy tính cầm tay đối với học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở.

- Nghiên cứu, phát huy vai trò của máy tính cầm tay trong dạy học liên môn, trong giáo dục STEM ở các trường phổ thông.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Dissertation title: "Building and using some exploratory situations in teaching mathematics at high school with the support of handheld calculators"

Major: Theory and methodology of Mathematics teaching

Code: 9140111

PhD. Student: Nguyen Van Hung

Scientific Supervisors:    

1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Danh Nam                                    

2. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Anh Tuan

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

The thesis has achieved the following results:

Theoretically, the thesis has:

- Developed the concept of exploration situations and the characteristics of exploration situations in teaching Mathematics.

- Clarified the role of handheld calculators in supporting math teaching activities in high schools.

- Built the process of designing and using teaching situations with handheld calculators to support learners to explore and solve mathematical problems.

Practically, the thesis has:

- Clarified the reality of teaching Mathematics in high schools with the help of handheld calculators; benefits, challenges and factors affecting the effectiveness of using handheld calculators in improving students' ability to solve mathematical problems.

- Proposed 3 groups of exploration situations in teaching Mathematics with the support of handheld calculators.

- Designed illustrated examples and exercises of practical situations, which are necessary references for teachers and students interested in using handheld calculators in teaching and learning activities.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE

AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

 

Applications in Practice

  1. The research results of the thesis are useful for math teachers in the process of building teaching content in the direction of using handheld calculators to support teaching activities, thereby helping students explore and solve math problems.
  2. The research results of the thesis are useful for educational managers and teachers in the widespread deployment of handheld calculators in Vietnamese high schools, meeting the requirements of educational innovation, which attaches great importance to developing the qualities and competencies of learners and promoting the role of teaching means effectively.
  3. The research results of the thesis are useful for educational managers, scientists and manufacturers, who bring graphic handheld calculators into teaching in Vietnam. There needs to be a strategy of cooperation and companionship to produce handheld calculators with mathematical functions suitable for Math education programs, with reasonable prices and the ability to meet the needs of users.

Recommendations for Further Studies

Many open issues in this direction are in need of further research:

- Study and propose measures to use handheld calculators to foster and improve students' competencies such as modeling, mathematical thinking and reasoning, using mathematical tools and means.

- Expand and develop research on the use of handheld calculators for elementary and junior high school students.

- Study and promote the role of handheld calculators in interdisciplinary teaching and STEM education in high schools./.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan