Thông tin luận án
Ngày 15-12-2022
Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoa Ngần
THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án: "Thực trạng độc lập chức năng trong sinh hoạt hằng ngày và hiệu quả phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh sau đột quỵ não ở Thành phố Thái Nguyên"
Chuyên ngành: Y tế công cộng; Mã số: 9.72.07.01
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoa Ngần
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: GS.TS. Hoàng Khải Lập
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Phương Sinh
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Thực trạng mức độ độc lập chức năng trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại thành phố Thái Nguyên năm 2016
Thực trạng mức độ độc lập chức năng trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh sau đột quỵ não là thấp; 49,7% người bệnh phụ thuộc hoàn toàn, chỉ có 5,3% người bệnh thực hiện độc lập chức năng trong sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh có tuổi cao, mức độ liệt nặng, đột quỵ từ lần thứ 2 trở lên mức độ độc lập chức năng trong sinh hoạt hằng ngày thấp. Tỷ lệ người chăm sóc chính cho người bệnh sau đột quỵ não có kiến thức đạt về phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não là 35,7%; 3,5% người chăm sóc chính có thái độ tốt; 50,9% người chăm sóc chính có thực hành đạt về phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não
2. Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh sau đột quỵ não
Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh khá tốt. Sau 6 tháng can thiệp, tỷ lệ người bệnh có mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hằng ngày tăng từ 1,2% lên 8,6%; tỷ lệ có mức độ phụ thuộc hoàn toàn giảm 55,6% xuống 33,3. Sau 1 năm, tỷ lệ người bệnh có mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hằng ngày tăng 34,6%; tỷ lệ có mức độ phụ thuộc hoàn toàn giảm 17,3%. Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng cải thiện mức độ độc lập là 616,7%(6 tháng) và 2783,3%(sau 1 năm). Sau 6 tháng can thiệp tỷ lệ mức độ khiếm khuyết rất nặng giảm 2,5% xuống 1,2%; khiếm khuyết nặng giảm 27,2% xuống 8,6%; mức độ giảm khả năng nặng giảm 38,3% xuống 18,5%. Sau 1 năm khiếm khuyết nặng giảm 7,4 %. Sau can thiệp tỷ lệ người chăm sóc chính có kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não đạt chiếm 90,1% với hiệu quả can thiệp là 161%; có thái độ tốt là 80,2% với hiệu quả can thiệp đạt 139,2%; có thực hành đúng là 86,4% với hiệu quả can thiệp đạt 282,9%.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN,
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cung cấp các số liệu có giá trị đáng kể cho sự phát triển khoa học chuyên ngành đặc biệt là phục hồi chức năng tại gia đình và cộng đồng nơi người bệnh đang sống để tái hòa nhập trở lại sau khi đã được điều trị và phục hồi chức năng ở bệnh viện và các tuyến cao hơn tại tỉnh Thái Nguyên trong 05 năm (2015 - 2019), đồng thời mô tả thực trạng, xác định một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập chức năng sinh hoạt người bệnh sau đột quỵ não và các biện pháp can thiệp mang lại hiệu quả thiết thực, có tính khả thi với người bệnh sau đột quỵ não và người chăm sóc chính cho họ. Hiệu quả can thiệp cũng là minh chứng tốt trong quản lý, tổ chức và thực hiện vai trò của phục hồi chức năng đối với chính quyền địa phương, tuyến y tế cơ sở và người chăm sóc chính cho người bệnh. Những kết quả của luận án có thể dùng làm thông tin tài liệu tham khảo tốt trong xây dựng chính sách, xây dựng gói đào tạo tuyên truyền giáo dục sức khỏe cũng như nâng cao sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Chương trình phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh sau đột quỵ não cần có sự tham gia của Chính quyền địa phương - Cán bộ y tế cơ sở - Gia đình – Người bệnh. Trạm y tế xã xây dựng các chương trình cập nhật kiến thức, kỹ năng tập luyện phục hồi chức năng phù hợp cho từng đối tượng huy động sự tham gia của họ đặc biệt người chăm sóc chính có kiến thức, thái độ, thực hành tốt về phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não.
INFORMATION OF THESIS
Title: "The current situation of independent daily activities and the effectiveness of home rehabilitation among post-stroke patients in Thai Nguyen city"
Major: Public Health; Code: 9.72.07.01
Name of Ph.D. Candidate: Nguyen Hoa Ngan
Supervisors:
Supervisor 1: Prof. Hoang Khai Lap, MD., Ph.D.
Supervisor 2: Nguyen Phuong Sinh, MD., Ph.D.
University: Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
NEW DISCOVERY OF THESIS
1. The current situation of independent daily activities among post-stroke patients and several related factors in Thai Nguyen city in 2016
The results indicated a low level of ability in functional independence of daily activities among post-stroke patients; with 49.7% complete dependency patients compared to 5.3% independent patients. For those who are aged, have severe paralysis, and had more than a second stroke, this ability was also low. The proportions of caregivers who had good home rehabilitation knowledge, attitude, and practice were 35.7%, 3.5%, and 50.9%, respectively.
2. The effectiveness of home rehabilitation intervention for post-stroke patients
The effectiveness of home rehabilitation intervention was potential. After 6 - month of intervention, the proportion of independent daily activities patients increased from 1.2% to 8.6%; and the proportion of complete dependent daily activities patients decreased from 55.6% to 33.3%. After 1 - year intervention, the proportion of patients who had independent daily activities increased 34.6%, while the proportion of completely dependent daily activities patients decreased 17.3%. The effectiveness of interventions was 616,7% (after 6-month) and 2783,3% (after 1-year). After 6-month intervention, the proportion of extremely severe impairment patients decreased from 2.5% to 1.2%, severe impairment patient decreased from 27.2% to 8.6%, severity reduction decreased from 38.3% to 8.6%. After 1 - year intervention, the proportion of extremely severe impairment patients decreased 7.4%. After intervention, the proportions of caregivers who had good home rehabilitation knowledge, attitude, and practice were 90.1%, 80.2% and 86.4%, respectively and the effectiveness of interventions to these factors were 161%, 139.2% and 282.9%, respectively.
APPLICATIONS, APPLICABILITIES, AND ISSUES NEEDED TO CONTINUE RESEARCH
The study contributed significant valuable information for the development of rehabilitation programs based in home and community where the post-stroke patients relearn skills lost after receiving treatment and rehabilitation at multi-level hospitals in Thai Nguyen for 5 years (2015-2019). The study also described the current situation, identified factors related to ability in dependent daily activities among post-stroke patients, and identified feasible rehabilitation programs for both stroke patients and their caregivers. Additionally, the potential effectiveness of home rehabilitation intervention was good evidence in the management, organization, and implementation of local authorities, grass-root healthcare, and the patient’s caregivers. In conclusion, the new discovery of the thesis might be a good reference in policy development, and health communication training packages, as well as improving overall health and rehabilitation for stroke patients.
Home rehabilitation programs for post-stroke patients might require the participation of local authorities - grass-root healthcare - stroke patients - the patient’s caregivers. Grass-root healthcare should develop updated knowledge programs and individualized rehabilitation programs, both of which are needed participation of the stroke patients’ caregivers, especially those who have good home rehabilitation knowledge, attitude, and practice.
Nguồn: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên.