Thông tin luận án

Ngày 25-05-2017

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Đặng Hoàng Hà

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến môi trường đất, bộ rễ, sinh trưởng và phát triển giống lúa Khang dân 18 tại Thái Nguyên

Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 62.62.01.10

Nghiên cứu sinh: Đặng Hoàng Hà

Khóa đào tạo: 2013 - 2016

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Hoàng Văn Phụ

2. PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

     1. Xác định được ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới môi trường đất trồng lúa. Gồm 10 công thức với lượng nước tưới từ 90 -10%, mỗi công thức giảm 10% so với đối chứng tưới ngập nước (100%) để đánh giá sinh trưởng của cây mạ trong ống nghiệm. Kết quả cho thấy thời gian ngập ẩm xen kẽ kéo dài làm giảm dung trọng đất, giảm pH đất nhưng cũng làm giảm số lượng vi sinh vật hảo khí. Ngập ẩm xen kẽ 4 ngày làm cho đất có hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu, N, P, K cao nhất.

     2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự phát triển của bộ rễ gồm các công thức giữ nước liên tục, luân phiên 4 ngày ngập ẩm, 8 ngày ngập ẩm, 12 ngày ngập ẩm và 16 ngày ngập ẩm trong chậu đối với giống lúa KD18 để theo dõi các chỉ tiêu về rễ (số lượng, chiều dài, đường kính, khối lượng), các chỉ tiêu về sinh khối (chiều cao, số nhánh đẻ, khối lượng thân lá, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất như số bông/khóm, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt và năng suất cá thể). Chế độ tưới nước có thời gian ngập ẩm xen kẽ ngắn sẽ làm tăng số lượng, chiều dài và khối lượng rễ.

    3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến năng suất lúa và mối quan hệ giữa sinh trưởng rễ với các yếu tố cấu thành năng suất. Thời gian ngập ẩm càng dài thì năng suất càng giảm. Năng suất lúa có tương quan thuận chặt với khối lượng rễ khô ở tầng đất 0-5cm ở giai đoạn đẻ nhánh, và tầng đất 5-15cm ở giai đoạn trỗ.

     4. Tương tác của chế độ tưới nước và biện pháp làm cỏ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa gồm các công thức ngập nước và luân phiên ngập ẩm, kết hợp 3 phương pháp làm cỏ bằng tay, cào cỏ truyền thống và cào cỏ cải tiến cho thấy năng suất của chế độ tưới ngập ẩm luân phiên và dùng cào cỏ cải tiến cho năng suất cao nhất.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Các ứng dụng và khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

     Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc xác định chế độ tưới nước cho cây lúa một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt năng suất cao nhất.

     Áp dụng chế độ tưới nước ngập khô xen kẽ và biện pháp làm cỏ bằng cào cải tiến trong sản xuất thực tế cho năng suất đạt cao, hiệu quả.

Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

     Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật tưới nước ngập ẩm xen kẽ và áp dụng phương pháp làm cỏ bằng cào cải tiến trên diện rộng.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Title: Study on impact of water regimes to soil, root, growth and yield of Khang Dan 18 rice variety in Thai Nguyen

Major : Crop Science

Code : 62.62.01.10

PhD Candidate: Dang Hoang Ha

Course Duration: 2013 - 2016

Research Supervisors:

1. Assoc Prof. Hoang Van Phu. PhD.

2. Assoc Prof. Nguyen Tuan Anh.PhD.

Training institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS 

     1. Identify the effects of water regimes on soil environment. It includes 10 formulas with the amount of water ranging from 90-10%, each formula decrease 10% in comparison with the waterloggedness (100%) to asset the growth of the rice on tube. The findings show that the long interleaving  flooding time decreases soil density, pH as well as the number of anan bacteria. 4 day-interleaving alternatively makes the soil have the highest N,P,K digestion ingredients

     2. Find out the effects of water regimes on the growth of the roots including  the formulas to maintain water constantly, alternating 4 days, 8 days, 12 days and 16 days in pots of KD18 to keep track on the root indexes (number, length, diameter, weight), biomass indexes (height, number of branches, weight of stem, factors contributing to the productiveness such as number of panicle/hill, number of seeds/panicle, rate of fulfill seed, weight of 1000 seeds and the singular productiveness). Watering process with short interleaving alternatively time will increase the number, length and weight of roots.

     3. Identify the effects of water regimes on the rice productiveness and the relationship between roots growth and factors contributing to productiveness. The longer alternatively time is, the worse productiveness is. The rice productiveness has a strong interrelation with weight of dry roots at 0-5cm soil layer in the branches growing period, and at 5-15 cm soil layer in the flowering period.

    4. Identify the interaction of water regimes and grass-removing method on the growth, development and rice productiveness includingwaterloggedness and interleaving alternatively formulas, combining 3 formulas which are weeding by hand, traditional hoe and innovation rake and has shown that innovation rake leads to the highest productiveness.

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES 

Practical Applicability: 

     Applying alternatively water regime and weeding by innovation hoe in real production offers effectiveness and high productiveness

Opening Issues for further studies:

     Continue researching on practicing apply alternatively water regime and applyingweeding by innovation rake in production processing.

 

Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan