Thông tin luận án
Ngày 30-10-2017
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Văn Chung
TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CỦA NCS NGUYỄN VĂN CHUNG
Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sỏi mật ở người Tày trưởng thành tại hai huyện Định Hóa, Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp”
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62.72.01.64
Họ và tên NCS: Nguyễn Văn Chung
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Đàm Khải Hoàn
2. PGS.TS Trần Đức Quý
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y- Dược, Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Là một nghiên cứu đầu tiên về dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ bệnh sỏi mật của một dân tộc thiểu số (DTTS) ở miền núi phía bắc đó là người Tày trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả: Tỉ lệ mắc bệnh sỏi mật là 6,9%; nữ 7,9% và nam 5,7%. Tỉ lệ sỏi mật cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 60 tuổi là 9,0% và nhóm BMI ≥ 23 là 11,0%. Tỉ lệ có kiến thức chưa tốt là 78,1%; có thái độ chưa tốt là 65,3% và chỉ có 21,2% thực hành tốt dự phòng bệnh sỏi mật.
2. Tuổi cao, nữ giới, điều kiện kinh tế xã hội kém, BMI cao và KAP phòng chống sỏi mật chưa tốt là các yếu tố nguy cơ của bệnh sỏi mật. Ngoài ra không được nghe TT - GDSK, sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, có tiền sử gia đình bị sỏi mật cũng là các yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh sỏi mật.
3. Xây dựng được giải pháp: Huy động cộng đồng dự phòng bệnh sỏi mật cho người Tày ở xã Định Biên huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Giải pháp huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, trong đó lấy Hội phụ nữ làm nòng cốt để thực hiện hiệu quả các hoạt động dự phòng bệnh sỏi mật.
4. Sau 2 năm can thiệp, giải pháp huy động cộng đồng dự phòng bệnh sỏi mật đã đạt các kết quả rõ rệt: Kiến thức tốt tăng từ 21,5% lên 84,5%, hiệu quả can thiệp là 269,9%; Thái độ tốt tăng từ 34,5% lên 94,0%, hiệu quả can thiệp là 154,0%; Thực hành tốt tăng từ 22,0% lên 63,5%, hiệu quả can thiệp là 164,7%. Tỉ lệ hộ gia đình có nguồn nước tăng từ 27,5% - 71,0% và nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 51,3 - 77,2% với hiệu quả can thiệp là 112,0% và 39,5%. Tỉ lệ sỏi mật ở xã can thiệp giảm 3,5% và giảm 1,0% ở xã đối chứng với hiệu quả can thiệp là 28,4%; nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Giải pháp can thiệp đạt hiệu quả cao, có ý nghĩa, dễ thực hiện trong phòng bệnh sỏi mật cho người Tày trưởng thành, khả năng thực hiện cũng như duy trì cao và được cộng đồng chấp nhận.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN,
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1. Các ứng dụng và khả năng ứng dụng:
Giải pháp can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sỏi mật ở người Tày trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên cũng như các dân tộc thiểu số khác ở cộng đồng các dân tộc vùng núi phía Bắc.
2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
- Phối hợp các giải pháp để xây dựng một mô hình can thiệp bền vững về phòng bệnh sỏi mật ở cộng đồng người dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nhằm giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ biến chứng và tử vong nguyên nhân do bệnh sỏi mật tại cộng đồng.
- Thay đổi hành vi dự phòng bệnh mà cái đích cuối cùng là thay đổi tỷ lệ mắc bệnh. Các thay đổi này đều cần phải có thời gian để đánh giá, cần phải có nghiên cứu can thiệp tiếp theo đủ dài để chứng minh rõ ràng hơn sự thay đổi tỷ lệ mắc bệnh.
- Bệnh sỏi mật còn yếu tố nguy cơ như: liên quan đến chủng tộc, gen gây bệnh; rối loạn bẩm sinh chuyển hóa mỡ; một số bệnh (huyết tán, xơ gan…), sử dụng một số loại thuốc, nuôi dưỡng dài ngày hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch... mà ở nghiên cứu của chúng tôi và nước ta còn chưa đề cập đến được. Do đó, trong tương lai cần có những nghiên cứu về gen gây bệnh và so sánh tỉ lệ mắc sỏi mật tại cộng đồng giữa các nhóm dân tộc khác nhau trên địa bàn cả nước.
INFORMATION ON THE DOCTORAL DISSERTATION
OF Ph.D. CANDIDATE NGUYEN VAN CHUNG
Title of the dissertation: “Research on the epidemiological characteristics of cholelithiasis in adults of Tay ethnic group in Dinh Hoa and Vo Nhai Districts, Thai Nguyen Province, and effects of some interventions”
Speciality: Sociological Hygiene and Health Organization
Code: 62.72.01.64
Ph.D. candidate: Nguyen Van Chung
Scientific supervisors:
1. Assoc. Prof. Dam Khai Hoan, Dr.
2. Assoc. Prof. Tran Duc Quy, Dr.
Training Institution: University of Medicine and Pharmacy - TNU
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
1. It is the first study on epidemiology and risk factors for cholangitis of the Northern Mountainous Region’s ethnic minority that is Tay adults in Thai Nguyen Province. Results: Rates of people with gallstone disease accounted for 6.9%; 7.9% in female and 5.7% in male; highest rates of gallstone disease in the age group ≥ 60 years and group with BMI ≥ 23 accounted for 9.0% and 11%, respectively; poor knowledge, negative attitude and good practice in gallstone prevention accounted for 78.1%, 65.3% and 21.2%, respectively.
2. Risk factors for cholelithiasis were aging, women, poor socio-economic conditions, high BMI and bad KAP on prevention of cholelithiasis. In addition, risk factors related to cholelithiasis were without listening to communication - health education, use of unclean water sources, no periodic deworming and family history of cholelithiasis.
3. Development of solutions: it mobilized communities in the prevention of cholelithiasis for Tay people in Dinh Bien Commune, Dinh Hoa District, Thai Nguyen Province. The solution was to mobilize the maximum resources of the community, in which, the Women's Union was as a core role to effectively implement of prevention activities for cholelithiasis of Tay people.
After 2 years of intervention, the solution of community mobilization for gallstone prevention has achieved remarkable results: good knowledge increased from 21.5% to 84.5% with 269,9% of effectiveness of intervention; good attitudes increased from 34.5% to 94.0% with 154.0% of intervention efficiency; good practice increased from 22.0% to 63.5% with 164.7% of intervention efficiency. Rates of households having water sources and hygienic latrines increased from 27.5% to 71.0% and from 51.3 % to 77.2% with the intervention efficiencies of 112.0% and 39.5%, respectively. Rates of cholelithiasis in the intervened commune and the control commune decreased 3.5% and 1.0%, respectively, with an intervention efficiency of 28.4%; However, there was not statistically significant (p> 0.05).
Highly effective, meaningful, and easy-to-implement interventions for treating choledochitis among adult Tay people, their ability to perform as well as maintain high and community acceptance.
Interventions were effective, meaningful and easy to implement in gallstone prevention for Tay adults and were capable of performance as well as high maintenance and acceptance from community .
APPLICATIONS, PRACTICAL APPLICABILITY AND ISSUES NEEDING FOR FURTHER STUDIES
1. Applications, practical applicability:
There were interventions to improve knowledge, attitude and practice on gallstone prevention in Tay adults in Thai Nguyen province as well as other ethnic minorities in the Northern mountainous ethnic communities
2. Issues needing further studies:
It coordinates mearsuments to develop a sustainable intervention model on gallstone prevention in ethnic minority communities in remote and disadvantaged areas in order to reduce the incidence, rates of complications and fatalities caused by gallstones in communities.
Behavior change in gallstone prevention that the ultimate goal is to change in morbidity rate. These changes also take time to evaluate and should have further interventional studies long enough to demonstrate more clearly change in morbidity rate.
Our study and our country’ ones have not mentioned yet risk factors of gallstone disease related to races, causative genes, congenital disorders of lipid metabolism, some diseases (hemorrhage, cirrhosis, etc.), use of some medications, long-time completely nourishment through intravenous feeding, etc . Therefore, in the future, it is necessary to have studies on causative gene and to compare rates of gallstones in the community among different ethnic groups in nationwide.
Nguồn: Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.