Thông tin luận án

Ngày 07-12-2017

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Đặng Thị Hồng Phương

THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN CỦA NCS. ĐẶNG THỊ HỒNG PHƯƠNG

 

- Tên luận án: “Nghiên cứu đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải đô thị Hà Nội làm phân bón”

- Ngành: Khoa học môi trường

- Mã số: 62.44.03.01

- Họ và tên NCS: Đặng Thị Hồng Phương

- Khóa đào tạo: 2014 - 2017

- Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải

2. GS.TS. Nguyễn Thế Đặng

- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đã đề xuất phương án chiết rút bằng dung dịch axit xitric để tiền xử lý kim loại nặng trong bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung làm cơ chất cho ủ phân compost.

- Đã đề xuất giải pháp sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải trạm xử lý nước thải sinh hoạt sau tiền xử lý kim loại nặng phối trộn với phụ phẩm nông nghiệp (rơm, phân lợn) và chế phẩm sinh học (EMIC, Trichoderma spp.).

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tế

- Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung thêm tư liệu đánh giá chi tiết đặc tính lý, hóa học và khối lượng phát sinh bùn thải đô thị Hà Nội làm cơ sở cho các nhà quản lý lập kế hoạch quản lý và xử lý các loại bùn thải đô thị Hà Nội.

- Kết quả nghiên cứu tách chiết kim loại nặng trong bùn thải trạm xử lý nước thải sinh hoạt có thể ứng dụng triển khai với quy mô lớn hơn nhằm tận dụng lượng bùn thải phát sinh ngày càng cao/nhieu cho mục đích nông nghiệp.

- Kết quả nghiên cứu ủ phân hữu cơ từ bùn thải sau xử lý kim loại nặng phối trộn với phụ phẩm nông nghiệp góp phần tái sử dụng bùn thải đô thị theo hướng tận thu tài nguyên, giảm khối lượng bùn thải ra môi trường bên ngoài nhằm hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Luận án chưa có điều kiện thực hiện đánh giá hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ có trong bùn thải cũng như chưa nghiên cứu xử lý dịch chiết sau khi tách kim loại nặng trong bùn thải bằng dung dịch axit xitric. Các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung thêm vào các nội dung này nhằm có đánh giá toàn diện hơn và có tính khả thi cao hơn trước khi áp dụng vào thực tiễn.

 

 INFORMATION OF THE DOCTORAL DISSERTATION


- Research Title: “Research on characteristics and ability of using sewage sludge of Hanoi city as fertilizer”

- Major: Environmental Science

- Code: 62.44.03.01

- Ph.D candidate: Dang Thi Hong Phuong

- Course Duration: 2014 - 2017

- Research supervisors:             

1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Manh Khai

2. Prof. Dr. Nguyen The Dang

- Training Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

- To propose the extraction method with citric acid solution for pre-treatment of heavy metals in sewage sludge from domestic wastewater treatment plant as raw material for composting.

- To propose the solutions for organic fertilizer producing by using sewage sludge from wastewater treatment plant after pre-treatment of heavy metals mixed with agricultural by-products (straw, pig manure) and bio-products (EMIC, Trichoderma spp.).

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND ISSUES NEEDING FOR 

FURTHER STUDIES

* Practical application

- The research results obtained more detailed assessment of physical and chemical properties and volume of urban waste sludge in Hanoi, which can provide a reference basis for managers to built management and treatement plans for urban waste sludgein Hanoi.

- The results of heavy metal extraction in waste sludge from the domestic wastewater treatment plant can be applied on a larger scale in order to utilize the sludge generated more and more for agricultural purposes.

- The results of organic composting from sludge after treatment of heavy metals mixed with agricultural by-products contribute to the reuse of urban waste sludge as a resource for agricultural fertilizer and the reduction the amount of sewage sludge discharged into the environment to harmonize economic benefits and environmental protection.

* The needs for further studies

Further researches should focus on evaluating the content of organic pollutants present in the sludge as well as study the treatment of liquid after heavy metal extraction in the sludge with citric acid solution in order to have a more comprehensive and feasible assessment before being applied to practice.

 

Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

Các bài liên quan