Thông tin luận án

Ngày 14-02-2020

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Hữu Thu

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên"

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 9.34.04.10

Họ và tên NCS: Nguyễn Hữu Thu

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Bảo Dương

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Những đóng góp về mặt lý luận và học thuật

Luận án đã hoàn thiện một bước cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng cho hộ nghèo. Cụ thể, luận án đã đưa ra khái niệm phát triển tín dụng cho hộ nghèo, luận án đã luận giải các nội dung phát triển tín dụng cho hộ nghèo, xác định các yếu tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển tín dụng cho hộ nghèo của một số nước trên thế giới, kinh nghiệm phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở Việt Nam, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên.

- Những đóng góp về mặt thực tiễn

Luận án đã phân tích khá toàn diện thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên trên các khía cạnh: Tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, các loại hình tín dụng, tổ chức thể chế vận hành tín dụng và tiếp cận tín dụng. Luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ nghèo. Luận án đã chỉ ra được những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tín dung cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Luận án là nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình hồi quy Probit để đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo, mô hình Tobit để đánh giá mức vốn tín dụng hộ nghèo vay được và mô hình so sánh điểm xu hướng (PSM) để đánh giá tác động của tín dụng lên mức sống hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên.

Luận án đã đề xuất được hệ thống các giải pháp khá toàn diện về phát triển tín dụng cho hộ nghèo góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu ở chương 1, chương 2, chương 3 của Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế nói chung và quản lý kinh tế nói riêng.

Kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 của Luận án có thể được sử dụng làm căn cứ quan trọng cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân đưa ra những giải pháp nhằm phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Luận án chưa đề cập đến các loại hình tổ chức tín dụng phi chính thức, bán chính thức cung cấp tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên. Đây sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

 

PH.D. DISSERTATION INFORMATION

Ph.D Dissertation Title: "Credit development for poor households in Thai Nguyen province"

Major: Economic Management

Code: 9.34.04.10

PhD. Candidate: Nguyen Huu Thu

Course duration: 2015-2019

Scientific Supervisors: Assoc. Prof. Pham Bao Duong

Training institution: University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

- Theoretical and academic contributions

The thesis has completed a study on theoretical and practical aspects for credit development for poor households. Specifically, the thesis has introduced the concept of credit development for poor households, the thesis explained the contents of credit development for poor households, identified the influencing factors and evaluation criteria. The thesis has studied the experience of credit development for poor households of several countries in the world, the experience of credit development for poor households in Vietnam, from which draw some lessons learned about credit development for poor households in Thai Nguyen province.

- Practical contributions

The thesis has analyzed a comprehensive situation of credit development for poor households in Thai Nguyen province on the following aspects: Credit growth, credit quality, types of credit, institutional organization of credit operation and access to credit. The thesis has analyzed the factors affecting credit development for poor households and also pointed out the limitations and causes of the limitations in credit development for poor households in Thai Nguyen province.

The thesis is the first study to use the Probit regression model to analys the access to credit of poor households, Tobit model to analyse the credit borrowed by poor households and Propensity Score Matching (PSM) to analyse the impact of credit on poor living standards in Thai Nguyen province.

The thesis has proposed a system of comprehensive solutions on credit development for poor households, contributing to the successful implementation of multi-dimensional poverty reduction goals and sustainable poverty reduction in Thai Nguyen province.

 

APPLICABILITY IN PRACTICE

The research results in chapter 1, chapter 2, and chapter 3 of the thesis are useful references for lecturers, scientists, research institutes and students in general economics and business management in particular.

The research results in chapter 4 and chapter 5 of the thesis can be used as an important basis for state management agencies, organizations and individuals to propose solutions to develop credit for poor households in Thai Nguyen province.

 

SOME ISSUES FOR FURTHER RESEARCH

The thesis has not mentioned the types of informal, semi-formal credit institutions providing credit to poor households in Thai Nguyen province. This will be suggestive content for further research directions.

 

Nguồn: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan