Thông tin luận án
Ngày 26-01-2022
Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Đồng Thị Hồng Ngọc
TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án tiến sĩ: Dạy học mô hình hóa trong môn Xác suất và Thống kê cho sinh viên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán học
Mã số: 9140111
Họ và tên NCS: Đồng Thị Hồng Ngọc
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Nguyễn Hữu Châu
2. PGS.TS Nguyễn Danh Nam
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đạt được các kết quả sau:
Về mặt lý luận:
- Xây dựng quá trình mô hình hóa toán học trong môn Xác suất và Thống kê gồm 10 bước cụ thể.
- Xây dựng quy trình dạy học mô hình hóa toán học gồm 5 nội dung.
- Xác định các thành tố của năng lực mô hình hóa toán học trong môn Xác suất và Thống kê gồm 11 thành tố năng lực.
Về ứng dụng thực tiễn:
- Làm rõ thực trạng dạy học mô hình hóa toán học trong môn Xác suất và Thống kê cho sinh viên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đồng thời chỉ ra sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dạy học mô hình hóa toán học trong môn Xác suất và Thống kê.
- Đề xuất 3 biện pháp để dạy học mô hình hóa toán học trong Xác suất và Thống kê cho sinh viên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh đạt hiệu quả.
- Các ví dụ minh họa và bài tập về tình huống thực tiễn là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh và giảng viên từng chuyên ngành quan tâm tới vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn
a. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sẽ hữu ích đối với giảng viên trong quá trình xây dựng nội dung giảng dạy theo hướng giúp sinh viên thấy được các ứng dụng của xác suất và thống kê với thực tiễn nghề nghiệp, từ đó sinh viên có khả năng giải quyết được các tình huống có sử dụng kiến thức xác suất và thống kê thông qua quá trình mô hình hóa toán học.
b. Kết quả nghiên cứu của luận án là hữu ích đối với giảng viên giảng dạy môn Xác suất và Thống kê tại các trường đại học chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học là coi trọng việc phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học và huy động có hiệu quả vai trò của các phương tiện, kỹ thuật, công nghệ dạy học hiện đại.
2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Nhiều vấn đề mở trong hướng này đang cần được nghiên cứu. Trước mắt chúng tôi quan tâm đến một số vấn đề sau, liên quan trực tiếp với các kết quả chúng tôi đã thu được:
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp riêng đối với từng đối tượng sinh viên hoặc kết nối các biện pháp phù hợp với từng nội dung cụ thể trong chương trình giảng dạy môn Xác suất và thống kê.
- Mở rộng và phát triển nghiên cứu vấn đề phát triển dạy học mô hình hóa toán học tại bậc học đại học ở các chuyên ngành khác nhau.
- Nghiên cứu riêng về đánh giá năng lực mô hình hóa toán học đạt được của sinh viên bậc đại học trong quá trình dạy học mô hình hóa toán học.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Dissertation title: “Teaching modelling in Probability and Statistics for students of Economics and Business Administration”
Major: Theory and Methodology of MathematicsTeaching
Code: 9140111
PhD. Student: Dong Thi Hong Ngoc
Scientific Supervisors:
1. Prof. Dr Nguyen Huu Chau
2. Assoc. Prof. Dr Nguyen Danh Nam.
Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University
NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION
Theortical research results:
The dissertation has:
- built a process of mathematical modelling in the subject of Probability and Statistics with ten specific steps.
- built a process of teaching mathematical modelling with five contents.
- determined the components of mathematical modelling competence in the subject of Probability and Statistics, including eleven competence components.
Practical research results:
The dissertation has:
- clarified the reality of teaching mathematical modelling in Probability and Statistics for students of Economics and Business Administration. At the same time, the thesis has pointed out the necessity, feasibility and effectiveness of teaching mathematical modelling in Probability and Statistics.
- proposed three measures to effectively teach mathematical modelling in Probability and Statistics for students of Economics and Business Administration.
- provided illustrated examples and exercises in practical situations, which are necessary references for students of Economics and Business Administration and lecturers interested in teaching innovations.
APPLICATIONS IN PRACTICE AND
RECOMMENDATIONS FOR FURTHER RESEARCH
1. Applications in Practice
a. The research results of the thesis can be useful for lecturers in the process of developing teaching contents in the direction of helping students realize the applications of probability and statistics in professional practice; thereby, students are able to solve situations using knowledge of probability and statistics through the process of mathematical modelling.
b. The research results of the thesis are useful for lecturers teaching Probability and Statistics for students of Economics and Business Administration, meeting the requirements of higher education, which is to attach importance to promote learners' self-study and self-research capacity and effectively mobilize the roles of modern teaching means, techniques and technologies.
2. Recommendations for Further Studies
Many issues in this direction are in need of research. In the immediate future, we are interested in the following issues, which are directly related to the results we have obtained:
- Study and propose separate measures for each student or connect measures suitable to each specific content in the curriculum of Probability and Statistics.
- Expand and develop research on the development of teaching and learning mathematical modelling at university level in different majors.
- Conduct a separate study on assessing the mathematical modelling competence achieved by university students in the process of teaching mathematical modelling.
Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên