Thông tin luận án

Ngày 19-02-2022

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Lê Thị Như Nguyệt

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 9220102

Họ và tên NCS: Lê Thị Như Nguyệt

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Tạ Văn Thông; PGS. TS Nguyễn Văn Lộc

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án đã làm rõ các cơ sở lí thuyết và thực tế nghiên cứu ngôn ngữ dân ca Tày: lí thuyết về văn bản, ngữ nghĩa; ngôn ngữ trong Thi pháp học; lí thuyết giao tiếp và hội thoại; lí thuyết về văn hóa, bản sắc văn hóa và biểu tượng; dân tộc Tày, tiếng Tày và vốn dân ca Tày...

2. Luận án đã miêu tả đặc điểm hình thức của dân ca Tày: kết cấu, thể, vần, nhịp. Đã đi đến những nhận xét: Theo quan hệ thứ bậc (bao hàm), các cuộc hát, chặng hát, khúc hát, lời hát, đoạn hát và câu hát trong dân ca Tày được xếp đặt theo lớp lang và chịu sự chi phối của những khuôn thức nhất định, có liên quan đến loại dân ca, tuy nhiên, các khuôn thức này vẫn dành chỗ cho sự ứng tác sáng tạo của chủ thể diễn xướng; Theo quan hệ kế tiếp (sự sắp xếp theo tương quan ngang bằng, lần lượt theo thời gian trong một bậc của văn bản dân ca), cấu trúc trong khúc hát được tạo nên do các lời hát: một chiều, đối đáp, trung gian. Cấu trúc một chiều được sử dụng phổ biến trong then. Cấu trúc đối đáp được sử dụng trong lượn và quan lang. Cấu trúc trung gian chỉ sử dụng trong then, không thấy xuất hiện trong lượn, quan lang. Cấu trúc trong lời hát: một đoạn, hai đoạn, ba đoạn. Cấu trúc ba đoạn được sử dụng trong cả ba loại: then, quan lang, lượn. Then chỉ dùng cấu trúc ba đoạn để xây dựng văn bản; cấu trúc một đoạn được sử dụng duy nhất trong lượn; cấu trúc hai đoạn được sử dụng trong lượn, quan lang. Dân ca Tày có hai thể: thể 7 tiếng, thể hỗn hợp; Chủ yếu gieo vần lưng trong cả hai thể: 7 tiếng, hỗn hợp, hiếm khi gặp vần chân (chỉ gặp một số ít lời hát trong lượn); Gieo vần và hiệp vần giữa các thể có sự chuyển đổi rất linh hoạt, tạo nên sự mềm dẻo, uyển chuyển phù hợp âm nhạc và với cách diễn đạt của từng loại dân ca; Cách ngắt nhịp theo ngữ nghĩa và ngữ âm, có nhịp chẵn và nhịp lẻ.

3. Luận án đã chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của dân ca Tày: chủ đề, trường nghĩa, các biểu tượng... Xác định được chủ đề của 3 tiểu loại dân ca (lượn: giao duyên, quan lang: gá nghĩa thông gia, then: thỉnh cầu). Các từ ngữ trong dân ca Tày thuộc 6 trường: người và lực lượng siêu nhiên, động vật và thực vật, sự vật vô sinh của thế giới tự nhiên, đồ vật, thời gian, sự vật hiện tượng khác. Những biểu tượng thường gặp trong dân ca Tày giúp kể về những chặng đường phấn đấu tới hạnh phúc và những ước vọng của những thế hệ người dân Tày, gồm: nhóm biểu tượng “vẻ đẹp, ước vọng” nhóm biểu tượngkhó khăn, thử thách”.  

4. Luận án đã chỉ ra giá trị phản ánh của dân ca thể hiện ở đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa. Dân ca Tày mang những đặc trưng phong cách “hát nói”, với hai loại “hát kể” và “hát đối đáp”. Đối đáp bằng lời ca, xen kẽ các loại cấu trúc, vừa hát theo lối cách luật vừa nói ứng tác lối “hát nói” (“hát kể”), là một kiểu cách dân ca cổ xưa, phổ biến ở nhiều dân tộc ở Việt Nam. Những chủ đề, trường nghĩa, biểu tượng cho thấy lối tri nhận và một số nét trong văn hóa ứng xử mang đậm nét bản sắc Tày. Tìm hiểu các trường nghĩa trong văn bản dân ca Tày giúp hình dung một thế giới hiện thực và hư ảo đan xen trong tâm thức của người Tày.

5. Luận án đã đi tới nhận định khái quát: Lượn, quan lang, then của người Tày là những bài ca phong tục, thuộc loại dân ca nghi lễ và dân ca sinh hoạt. Trong đó, then là điển hình của loại thứ nhất; lượn là điển hình của loại thứ hai. Dù đời thường hay nghi lễ, thì mọi cuộc hát lượn, quan lang và then đều toát lên ước nguyện “có hậu” - tinh thần của văn nghệ dân gian. Nghiên cứu này gợi mở ra một số hướng mới trong nghiên cứu giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy, đặc biệt đối với vốn văn nghệ các dân tộc thiểu số.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

1) Kết quả nghiên cứu của luận giúp thêm kinh nghiệm, cách thức sưu tầm, biên dịch và phân tích văn bản văn nghệ dân gian. Đặc biệt, việc tập hợp các từ ngữ được sử dụng trong văn bản dân ca Tày có thể giúp biên soạn từ điển dân ca Tày hoặc từ điển văn hóa cổ truyền Tày.

2) Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa Tày nói chung, dân ca Tày cũng như tiếng Tày.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Có thể có những đề tài về các đặc điểm ngữ pháp; các phương thức liên kết văn bản; lập luận; lối tri nhận và ẩn dụ ý niệm; các biện pháp tu từ; các chiến lược giao tiếp trong đối đáp..., qua ngôn ngữ trong văn bản dân ca Tày. Cần mở rộng các đối tượng khảo sát khác trong vốn dân ca Tày (ngoài lượn, quan lang, then), đồng thời chú ý đến các văn bản dân ca lượn, quan lang, then ở những địa phương Tày khác nhau (ngoài hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn).

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Dissertation title: Linguistic features in the Tay folk songs 

Major: Vietnamese Linguistics

Code: 9220102

PhD. Candidate: Le Thi Nhu Nguyet

Supervisors:            1. Assoc. Prof. Dr Ta Van Thong;

                                 2.  Assoc. Prof. Dr Nguyen Van Loc

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1. The dissertation has clarified the theoretical and practical foundations of research into the language used in the Tay folk songs: theories of text and semantics; language in Poetics; theories of communication and conversation; theories of culture, cultural identity and symbolism; the Tay ethnic group, the Tay language and the Tay folk songs, etc.

2. The dissertation has described the formal characteristics of Tay folk songs: structure, genre, rhyme, rhythm. The following comments have been reached: According to the hierarchical (inclusive) relationship, the singing performances, stages, songs, lyrics, singing passages and verses in Tay folk songs are arranged according to the lang class and are governed by certain forms related to folk songs; however, these forms still leave room for the creative improvisation of the performer; According to the succession relationship (arrangement by equal correlation or in turn over time in a level of the folklore), the structure in the song is created by the lyrics: one-way, reciprocal, intermediary. One-way structure is commonly used in then. Reciprocal structures are used in lượn and mandarin. The intermediate structure is only used in then folk songs, not found in lượn or quan lang folk songs. Structure in the lyrics may include one section, two sections or three sections. Three-section structures are used in all three types of folk songs: then, quan lang, and lượn. Then folk songs only use the three-section structure to build the text; single-section structure is used only in lượn folk songs; two-section structure is used in lượn and quan lang. The Tay folk songs have two genres: 7-syllable genres and mixed genres; Medial rhymes are mainly used in both genres: 7-syllable genres and mixed genres while terminal rhymes are rarely used (only found in a few lyrics of lượn); Rhyming between genres has a very flexible transition, creating flexibility and lissomness suitable for music and the expression of each type of folk song; Semantic and phonetic ways of breaking beats includes even and odd beats.

3. The dissertation has pointed out the semantic characteristics of Tay folk songs: the theme, the meaning field and the symbols, etc.; identified the themes of the three sub-categories of folk songs (lượn: exchanging love, quan lang: creating connexion relationship, then: making requests). The words in Tay folk songs belong to 6 meaning fields: humans and supernatural forces, animals and plants, inanimate things of the natural world, objects, time, other things and phenomena. Common symbols in Tay folk songs help tell about the struggles to happiness and aspirations of generations of Tay people, including: the symbolic group of "beauty, aspiration" and the symbol group of "difficulties, challenges”.

4. The dissertation has shown the reflective value of folk songs expressed in formal and semantic characteristics. Tay folk songs are characterized by the style of "recital melody", with two types of "singing to tell" and "singing to respond". Responding with lyrics, alternating types of structures, singing in the legal way and improvising the " recital melody" ("singing to tell ") style, is an ancient folk song style, popular in many ethnic groups in Vietnam. The themes, meanings, and symbols show the way of perception and some features in the culture and behavior of Tay people with their own identities. Investigating the meaning fields in Tay folk songs helps to visualize a world of reality and fantasy intertwined in the minds of the Tay people.

5. The dissertation has come to an overview: lượn, quan lang and then folk songs of the Tay people are customary songs, belonging to ritual folk songs and daily folk songs. Specifically, then is typical of the first type while lượn is typical of the latter. Whether in everyday life or in a ritual, every session of singing quan lang and then exudes a wish for a "happy life" - the spirit of folk art. This study opens up some new directions in the study of language, culture and thinking, especially in terms of artistic features of ethnic minorities.

APPLICATIONS IN PRACTICE

AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

Applications in Practice

1) The research results of the dissertation help to enrich experience and methods of collecting, translating and analyzing folklore texts. In particular, the collection of words used in Tay folk songs can help compile a dictionary of Tay folk songs or a dictionary of Tay traditional culture.

2) The research results of the dissertation are useful references for readers who want to learn about Tay culture in general, and Tay folk songs as well as Tay language in particular.

Recommendations for Further Studies

There should be research topics about grammatical features; text binding methods; arguments; cognition methods and conceptual metaphors; rhetorical measures; communication strategies in response, etc. through language in Tay folk songs. It is necessary to expand other survey subjects of Tay folk songs (besides lượn, quan lang, then), and at the same time pay attention to folk songs of lượn, quan lang, then in different Tay localities (besides the two provinces of Cao Bang and Lang Son).

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan