Thông tin luận án

Ngày 07-06-2024

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Vongsy Phommanichan

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Rèn kỹ năng hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học học Đại số và Giải tích lớp 12 tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào”.

Ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Toán HỌC                           Mã số: 9140111

Họ và tên NCS: Vongsy PHOMMANICHAN

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Trần Việt Cường

2. TS. Trần Luận

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đạt được các kết quả sau:

1. Về lý luận:

- Đã góp phần khẳng định KNHT GQVĐ là một kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện cho HS.

- Đã góp phần làm rõ các quan niệm về kỹ năng , về hợp tác GQVĐ. Từ đó đề xuất quan niệm kỹ năng hợp tác GQVĐ, xác định cấu trúc kỹ năng hợp tác GQVĐ gồm 4 thành tố và những biểu hiện của kỹ năng hợp tác GQVĐ của HS, thiết kế hệ thống các tiêu chí đánh giá các kỹ năng thành tố này.  .

- Xác định cấu trúc kỹ năng hợp tác GQVĐ gồm 4 thành tố: Nhóm xác định vấn đề; Đề xuất phương án GQVĐ chung của nhóm; Cùng thực hiện GQVĐ trong nhóm; Đánh giá và điều chỉnh cả nhóm. Và những biểu hiện của kỹ năng hợp tác GQVĐ của HS trong dạy học môn Toán lớp 12 ở nước CHDCND Lào.

2. Về thực tiễn:

Đã đề xuất 4 biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh qua dạy học học Đại số và Giải tích lớp 12, đó là: Biện pháp 1 nhằm tạo môi trường thuận lợi để kích hoạt và thúc đẩy hoạt động GQVĐ trong tình huống thực tiễn cho HS, bước đầu hình thành và phát triển 4 kỹ năng hợp tác GQVĐ thành tố cho HS; Biện pháp 2 nhằm góp phần rèn luyện 4 thành tố của kỹ năng hợp tác GQVĐ; Biện pháp 3 nhằm góp phần rèn luyện cho HS 4 kỹ năng thành phần trong quá trình dạy học cả lý thuyết và bài tập ở lớp học trực tuyến (HS hợp tác trong điều kiện không trực tiếp mặt giáp mặt, nghĩa là ở xa nhau); Biện pháp 4 nhằm mục đích giúp HS chủ động thực hiện rèn luyện 4 kỹ năng hợp tác GQVĐ, giúp HS hiểu biết trao đổi liên kết, động viên, quản lý công việc, giải quyết mâu thuẫn, xử lý tình huống để thực hiện kế hoạch dạy học.

- Tổ chức DH thực nghiệm để minh họa cho tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.

Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, có thể khẳng định mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được. Nghiên cứu của luận án đã khẳng định các biện pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh qua dạy học học Đại số và Giải tích lớp 12 cho HS là hiệu quả và khả thi, nâng cao chất lượng học tập môn toán của HS. Đây là hướng nghiên cứu bước đầu góp phần thúc đẩy công cuộc hội nhập vào giáo dục trên thế giới.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực  tiễn

     - Đóng góp vào phát triển rèn kỹ năng hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học học Đại số và Giải tích lớp 12 tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

     - Kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp tốt đối với công tác đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các Trường có nghiên cứu về Toán.

     - Luận án là một tài liệu để cho giáo viên, học sinh và học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Tiếp tục nghiên cứu nhằm làm bổ sung lý luận về kỹ năng hợp tác GQVĐ cũng như đề xuất được các cách thức, các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng hợp tác GQVĐ cho HS trong dạy học chủ đề khác, đối tượng học sinh khác tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

 

DOCTORAL DISSERTATION INFORMATION PAGE

Title of the Doctoral Dissertation: "Training cooperative problem-solving skills for students in teaching Algebra and Calculus 12 in the Lao People's Democratic Republic."

Field: Theory and Methodology of Mathematics Teaching                   Code: 9140111

PhD. Candidate: Vongsy PHOMMANICHAN

Supervisors:

  1. Assoc. Prof. Dr. Tran Viet Cuong
  2. Dr. Tran Luan

Training Facility: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION:

The dissertation has achieved the following results:

1. Theoretical Contributions:

- Contributed to affirming that cooperative problem-solving skills are important and need to be trained for students.

- Clarified the concepts of skills and cooperative problem-solving. From this, the dissertation proposed the concept of cooperative problem-solving skills, identifying a structure consisting of 4 components and the manifestations of these skills in students, and designed a system of criteria for evaluating these component skills.

- Identified the structure of cooperative problem-solving skills, including 4 components: Group problem identification; Proposal of group problem-solving options; Cooperative problem-solving implementation; and Group evaluation and adjustment. The dissertation also detailed the manifestations of these skills in 12th-grade mathematics education in the Lao PDR.

2. Practical Contributions:

- Proposed 4 measures to train cooperative problem-solving skills for students through the teaching of Algebra and Calculus 12. These measures are:

1. Creating a conducive environment to activate and promote problem-solving activities in practical situations for students, initially forming and developing the 4 components of cooperative problem-solving skills.

2. Contributing to training the 4 components of cooperative problem-solving skills.

3. Contributing to training students in the 4 component skills during both theoretical and practical lessons in online classes (where students cooperate without direct face-to-face interaction).

4. Helping students actively practice the 4 cooperative problem-solving skills, understand information exchange, linking, motivation, job management, conflict resolution, and situational handling to execute the teaching plan.

- Conducted experimental teaching to illustrate the feasibility and effectiveness of the proposed pedagogical measures.

Based on the achieved results, it can be affirmed that the research objectives have been met, the research tasks have been completed, and the scientific hypothesis is acceptable. The dissertation's research confirmed that the measures to train cooperative problem-solving skills for students through teaching Algebra and Calculus 12 are effective and feasible, enhancing students' mathematics learning quality. This is an initial research direction contributing to promoting global educational integration.

 

APPLICATIONS, PRACTICAL APPLICATION POTENTIAL,

OR UNRESOLVED ISSUES THAT NEED FURTHER RESEARCH:

Applications and Practical Application Potential:

- Contributing to the development of training cooperative problem-solving skills for students in teaching Algebra and Calculus 12 in the Lao People's Democratic Republic.

- The dissertation's research results have significant contributions to postgraduate training at the University of Education - Thai Nguyen University and other institutions researching Mathematics education.

- The dissertation serves as a valuable resource for teachers, students, and postgraduate learners and researchers specializing in the theory and methodology of teaching Mathematics.

Unresolved Issues Needing Further Research:

- Continued research is needed to supplement the theoretical foundation of cooperative problem-solving skills and propose methods to train these skills for students in different subjects and educational contexts within the Lao People's Democratic Republic.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan