Thông tin luận án

Ngày 27-08-2024

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Hải Dương

 TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang"

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế               Mã số: 9.31.01.10

Họ và tên NCS: Nguyễn Hải Dương

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Đỗ Anh Tài

2. Nguyễn Quang Hợp

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐHTN

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, luận án tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn. Từ đó đưa ra những đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện phần cơ sở lý luận và thực tiễn cho nội dung nghiên cứu của luận án.

Thứ hai, luận án đã bổ sung vào lý thuyết về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn và làm rõ khái niệm về du lịch cộng đồng, kinh tế tuần hoàn, du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch công đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn. Đề tài cũng đưa ra các nội dung nghiên cứu về phát triển du lịch công đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn; mức độ tham gia và nhận thức của người dân về kinh tế tuần hoàn và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Thứ ba, luận án đã làm rõ phương pháp nghiên cứu, thể hiện qua các nội dung: xây dựng câu hỏi nghiên cứu; phương pháp tiếp cận và khung phân tích; cách thức thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin; phương pháp phân tích thông tin và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Luận án sử dụng cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng để đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Thứ tư, luận án phân tích thực trạng du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang sử dụng thang đo Crobach’s Alpha cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.7, cho thấy thang đo đạt độ tin cậy cao. Các biến quan sát cũng có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3, chứng tỏ chúng có ý nghĩa giải thích tốt cho các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tổng thu giữa các nhóm hộ với mức độ tiếp cận kinh tế tuần hoàn thấp, trung bình và cao. Điều này cho thấy rằng mức độ tiếp cận kinh tế tuần hoàn ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân. Kết quả phân tích EFA cho thấy các biến có mối tương quan với nhau, cho phép nhóm các biến lại với nhau để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng

Thứ năm, luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng bao gồm điều kiện kinh tế xã hội, cơ chế chính sách khuyến khích, cơ sở hạ tầng, và sức hấp dẫn của điểm đến du lịch. Các yếu tố này đều có hệ số Cronbach’s Alpha cao, cho thấy tính nhất quán và độ tin cậy trong việc đo lường.

Thứ sáu, từ những phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang và căn cứ vào quan điểm định phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang, luận án đã đề xuất mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Thứ bẩy, để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang và để đạt được mục tiêu đề ra, luận án đã đề xuất 7 giải pháp chính:

* Nâng cao nhận thức:

Tăng cường truyền thông và giáo dục để nâng cao nhận thức của chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng và du khách về tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn trong phát triển du lịch cộng đồng.

Tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn, và thiết lập quy định về trách nhiệm trong quản lý, phân loại và tái chế rác thải.

* Quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng:

Lập kế hoạch phát triển các điểm du lịch có tiềm năng dựa trên lợi thế địa phương và các làng văn hóa du lịch.

Quy hoạch cần chú trọng vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đảm bảo lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

* Đa dạng hóa sản phẩm du lịch:

Tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo và thân thiện với môi trường.

Khuyến khích bảo tồn văn hóa, tổ chức các hoạt động văn nghệ, phục hồi ẩm thực và nghề thủ công truyền thống để phục vụ du khách.

*  Đào tạo và nâng cao năng lực nhân lực:

Đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho nhân lực du lịch và cán bộ chuyên môn về kinh tế tuần hoàn.

Đào tạo hướng dẫn viên du lịch cộng đồng và tổ chức các khóa đào tạo ứng xử với khách du lịch cho người dân địa phương.

*  Bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên:

Bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường thông qua giáo dục cộng đồng và thiết lập chính sách bảo tồn, phát triển.

Khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững và tái đầu tư từ nguồn thu vào việc bảo vệ môi trường.

*  Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ:

Thiết lập cơ chế liên kết giữa các bên liên quan để phát triển du lịch cộng đồng.

Hỗ trợ phát triển thương hiệu vùng, địa phương và năng lực nhân sự làm công tác du lịch.

*  Thiết lập hệ sinh thái số:

Xây dựng hệ thống số hóa để kiểm soát lượng du khách và hỗ trợ du lịch tuần hoàn, giúp quản lý và giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng du lịch.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu ở chương 1, chương 2, chương 3 của Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh tế nói chung và Quản lý kinh tế nói riêng.

Kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 của Luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho các nhà quản lý, các Sở, Ban, Ngành và các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương để tham khảo. Có thể được sử dụng làm căn cứ quan trọng cho tỉnh Hà Giang đưa ra những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.

 

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Luận án mới tập trung phân tích và làm rõ các yếu tố quan trọng và đề xuất được các nhóm giải pháp. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiên và áp dụng vào thực tiễn nhằm đảm bảo phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại Hà Giang bền vững về môi trường đồng thời mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương. Đây sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

 

DISSERTATION INFORMATION PAGE

Ph.D Dissertation Title: "Development of Community-Based Tourism Towards a Circular Economy in Ha Giang Province"

Major: Economic Management                  Code: 9.31.01.10

Full name of graduate student:Nguyen Hai Duong

Scientific instructor:

1. Assoc.Prof.Dr. Do Anh Tai

2. Dr. Nguyen Quang Hop

Training institution:  University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University

 

NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION

Firstly, The dissertation provides an overview of national and international research related to community-based tourism towards a circular economy and solutions for its development. It identifies general evaluations and research gaps, contributing to the theoretical and practical foundation of the study.

Secondly, The dissertation enriches the theory of community-based tourism development towards a circular economy by clarifying concepts such as community-based tourism, the circular economy, and the integration of these two fields. It also quantifies the impact of various factors influencing the development of community-based tourism towards a circular economy. Additionally, it examines the level of participation and awareness of local people regarding the circular economy and the factors affecting community-based tourism development in this context.

Thirdly, The dissertation clarifies the research methods through the development of research questions, approaches, and analytical frameworks, as well as the methods for data collection, processing, and synthesis. It uses both qualitative and quantitative analysis to assess the current state of community-based tourism development towards a circular economy.

Fourthly, Using Cronbach’s Alpha scale, the dissertation analyzed the current state of community-based tourism towards a circular economy in Ha Giang Province. All observed variables showed a Cronbach’s Alpha coefficient greater than 0.7, indicating high reliability of the scale. The variables also had a Corrected Item – Total Correlation greater than 0.3, demonstrating their good explanatory power for the factors influencing community-based tourism development towards a circular economy. ANOVA analysis revealed significant differences in total income among groups with low, medium, and high levels of circular economy access, suggesting that higher circular economy access positively affects household income. The EFA analysis indicated that the variables were correlated, allowing for the identification of key factors influencing community-based tourism development.

Fifth, The dissertation analyzed factors affecting community-based tourism development, including socioeconomic conditions, policy incentives, infrastructure, and the attractiveness of tourist destinations. These factors all had high Cronbach’s Alpha coefficients, indicating consistency and reliability in measurement.

Sixth, Based on the analysis of the current state of community-based tourism towards a circular economy in Ha Giang Province and the development perspectives of the province, the dissertation proposed general and specific development goals.

Seventh, o promote the development of community-based tourism towards a circular economy in Ha Giang Province and achieve the set goals, the dissertation proposed seven key solutions:

 Raising Awareness:

Enhance communication and education to raise awareness among local authorities, businesses, communities, and tourists about the importance of the circular economy in developing community-based tourism.

Organize communication activities, training, and establish regulations on waste management, sorting, and recycling.

Planning Community Tourism Sites:

Develop plans for potential tourism sites based on local advantages and cultural tourism villages.

Planning should focus on preserving and promoting traditional cultural values, ensuring practical benefits for the community.

Diversifying Tourism Products:

Create new, unique, and environmentally friendly tourism products.

Encourage the preservation of culture, organization of cultural activities, revival of traditional cuisine, and handicrafts to serve tourists.

Training and Capacity Building:

Train and enhance the capacity of tourism personnel and specialized staff in the circular economy.

Train community tourism guides and organize hospitality training courses for local residents.

Protecting and Utilizing Resources Sustainably:

Protect tourism resources and the environment through community education and the establishment of conservation and development policies.

Utilize tourism resources sustainably and reinvest income into environmental protection.

Building Support Mechanisms and Policies:

Establish mechanisms for linking stakeholders to develop community-based tourism.

Support the development of regional and local brands and the capacity of tourism personnel.

Establishing a Digital Ecosystem:

Develop a digital system to control tourist numbers and support circular tourism, helping to manage and reduce pressure on tourism infrastructure.

 

POSSIBILITY OF APPLICATION IN PRACTICE

 The research results in Chapters 1, 2, and 3 of the dissertation provide valuable reference materials for lecturers, scientists, research institutes, and students in the fields of Economics and Economic Management.

The research results in Chapters 4 and 5 serve as good reference materials for managers, departments, agencies, and policy-makers in developing community-based tourism at the local level. They can be used as a crucial basis for Ha Giang Province to propose solutions for the development of community-based tourism in the province.

 

SOME ISSUES FOR FURTHER RESEARCH

The dissertation has primarily focused on analyzing and clarifying important factors and proposing solution groups. However, further research is needed to refine and apply these solutions in practice, ensuring that community-based tourism development towards a circular economy in Ha Giang is environmentally sustainable while also bringing economic and social benefits to the local community. This will serve as a foundation for future research directions.

 

Nguồn: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

Các bài liên quan