Thông tin luận án

Ngày 12-09-2013

Thông tin luận án của NCS Phạm Quang Vinh

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Quang Vinh Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Khoá đào tạo: 2009 – 2013 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài

 

Tên đề tài luận án: Mức độ tự chủ trong quản lý của các trường dạy nghề (*) ở thành phố Hà Nội, Việt Nam.
(*) trong phạm vi luận án này, khái niệm trường dạy nghề được hiểu là một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam, bao gồm: trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề và các trường cao đẳng, đại học có hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

Tên đề tài luận án: Mức độ tự chủ trong quản lý của các trường dạy nghề (*) ở thành phố Hà Nội, Việt Nam.(*) trong phạm vi luận án này, khái niệm trường dạy nghề được hiểu là một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam, bao gồm: trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề và các trường cao đẳng, đại học có hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

 

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh giữa Đại học Thái Nguyên, Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon, Philippines.

Đơn vị cấp bằng:  Đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippines.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.    Luận án đã chỉ ra thực trạng việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý các trường dạy nghề ở Hà Nội vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cơ quan chủ quản và chưa thực sự dựa trên năng lực và hiệu quả làm việc của họ.

2.    Hội đồng trường không đáp ứng được vai trò của mình trong việc mở rộng tính tự chủ, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của nhà trường. Sự tham gia của các thành viên bên ngoài vào Hội đồng trường còn mang tính hình thức nên không giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa trường dạy nghề với các doanh nghiệp và cộng đồng.

3.    Các trường dạy nghề chưa được quyền tự chủ hoàn toàn về công tác tổ chức như quyết định các đơn vị, tổ chức trực thuộc trường. Hơn nữa, các đơn vị, tổ chức này cũng không có được tính pháp nhân đầy đủ, dẫn đến sự hạn chế tính linh hoạt và hiệu quả trong các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các trường và các đơn vị trực thuộc trường.

4.    Các trường dạy nghề đã được tự chủ hơn trong việc quyết định cấu trúc các chương trình đào tạo, nhưng họ chưa sử dụng tốt quyền đó để xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo phù hợp cho riêng mình.

5.    Hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam bộc lộ sự chồng chéo, chia cắt và thiếu tính liên kết giữa MOET và MOLISA. Điều này đã gây ra nhiều bất hợp lý và xung đột trong hệ thống quản lý, có sự khác biệt giữa các loại hình trường dạy nghề, lãng phí và hiệu quả thấp trong đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

6.    Các trường dạy nghề ở Hà Nội luôn mong muốn được vay vốn đầu tư, tuy nhiên có nhiều khó khăn và rào cản khi các trường dạy nghề vay tiền từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc từ ngân sách nhà nước để nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo.

7.    Quy định pháp luật hiện hành chưa có tác dụng khuyến khích các trường dạy nghề sử dụng một phần lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư phát triển nhà trường.

8.    Các trường nghề công lập không phải là chủ sở hữu đầy đủ về nhà  đất mà họ chỉ được giao quyền quản lý và sử dụng. Hầu hết các trường tư chưa có đủ khả năng mua đất và xây dựng trường. Vì vậy họ bị hạn chế trong việc khai thác hiệu quả đất đai và nhà xưởng mình đang sử dụng.

9.    Quyền tự chủ về nhân sự trong các trường dạy nghề tại Hà Nội được đánh giá ở mức trung bình. Việc áp dụng các thành tựu trong quản lý nguồn nhân lực (HRM) ở các trường mới chỉ bắt đầu. Chính sách của họ về tuyển dụng, tiền lương, miễn nhiệm, đánh giá, khen thưởng phụ thuộc rất nhiều vào các quy định mang tính cứng nhắc và lỗi thời. Vì vậy, rất khó để có thể lựa chọn nhân viên thích hợp và cũng rất khó để sa thải nhân viên, không tạo ra động lực tích cực cho người lao động.

10. Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề còn kém hiệu quả. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích các trường tiếp cận với các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, nhưng có rất ít trường dạy nghề hợp tác với các tổ chức tư vấn độc lập để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo hiệu quả.

11. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu luận án đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để cải thiện mức độ tự chủ trong quản lý ở các trường dạy nghề ở Hà Nội như: (i) Thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; (ii) Mở rộng quyền tự chủ của trường dạy nghề trong tổ chức bộ máy và nhân sự (bổ nhiệm, sa thải lãnh đạo, Hội đồng trường, thành lập các pháp nhân thuộc trường, quyền của người đứng đầu, áp dụng các công cụ HRM); (iii) Mở rộng quyền tự chủ về tài chính (vay vốn, sở hữu và sử dụng nhà đất, tích lũy lợi nhuận và tái đầu tư); (iv) Mở rộng tự chủ về học thuật (cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng);            (v) Đảm bảo công bằng trong chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp với cả trường công và trường tư. 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

-      Làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, giáo viên các trường dạy nghề triển khai các giải pháp cải thiện quyền tự chủ trong quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường.

-      Làm cơ sở cho các cơ quan quản lý dạy nghề xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách, các qui định để thúc đẩy khả năng tự chủ, tính minh bạch và trách nhiệm xã hội của các nhà trường.

-      Làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy, học tập về quản lý giáo dục, quản trị trường dạy nghề, quản trị kinh doanh; Làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học và những người quan tâm đến lĩnh vực quản lý trường dạy nghề.

* Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

-      Nghiên cứu sâu hơn/rộng hơn các yếu tố trong nội hàm quyền tự chủ của trường dạy nghề và ảnh hưởng của nó đến chất lượng, hiệu quả đào tạo của trường dạy nghề.

-      Xây dựng mô hình trường học tự chủ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DBA. Candidate: Phạm Quang Vinh (Stone)

Research title: Level of Autonomy on the Management of Vocational Schools (*) in Hanoi city, Vietnam

(*) Within the scope of this dissertation, Vocational School concept is understood as a education institution under Occupational Education System in Vietnam, it includes the Professional Intermediate Schools, Vocational Schools, Vocational Colleges, and some Colleges and Universities, which has Vocational Education models.

Speciality: Business Administration

DBA. Candidate: Phạm Quang Vinh (Stone)

Training course: 2009-2013

Scientific supervisor: Assoc. Prof. Dr. Do Anh Tai

Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Viet Nam.

Type of program: International joint training program on DBA between Thai Nguyen University - Viet Nam and Southern Luzon State University – Philippines.

Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS 

1.    The appointment and dismissal of managerial positions in vocational schools in Hanoi are highly dependent on decision of the authorities rather than based on the operational efficiency and capacity of those managerial candidates.

2.    School Councils does not meet its role to expand the autonomy, enhance the transparency and accountability of the schools. The involvement of external members on the School Council was still formalistic. It does not help to promote relationship between vocational schools with enterprises and the community.

3.    The vocational schools do not have full organizational autonomy, such as the making-decision to establish their units. Moreover, these units are not full legal entity. Therefore, the flexibility and efficiency of the schools as well as their units are limited in management, manufacturing, and services.

4.    Vocational schools have more right to decide the academic structure. However, they do not use the right effectively to build their own appropriate training programs.

5.    The State management system of Occupational education in Vietnam shows the overlap, fragmentation and lack of coherence between MOET and MOLISA. This has caused many unreasonable and conflict in internal of the system, differences between the types of vocational schools, waste and inefficiency in occupational education investment.

6.    The vocational schools in Hanoi need to borrow capital, but they were faced with many difficulties and barriers to get loans from credit institutions, investment funds, or the state budget to improve their quality and scale of training.

7.    Current laws do not encourage vocational schools keep a part of annual profits for re-investments.

8.    The public vocational schools are not enough owners of the buildings that they are assigned managing and using. Most of private schools cannot afford to buy land and buildings. Therefore, they lack necessary incentives to use land effectively.

9.    Staffing autonomy in vocational schools in Hanoi are rated inadequate level. HRM applying in these schools has just started. Their policies as recruitment, salary, dismissal, evaluation, and reward are highly dependent on the rigid and outdated regulations. So it is difficult to choose the appropriate staff as well as to lay off employees, not creating positive incentives for employees.

10. Quality assurance system of the vocational schools is inefficient. Although the authorities encourage the schools to approach the advanced quality management systems, but very few schools work with an independent consulting organization to build their training quality management system.

11. Based on results of this research, the researcher proposes some solutions needed to implement the improvement of the level of management autonomy at the vocational school in Hanoi such as: 
(i) Unify state management of occupational education; (ii) Expand the autonomy of vocational schools in the organizational structure and personnel (choice and dismissed leaders; School Council, establishment of the legal entity, right of the executive head, applying tools of HRM); (iii) Expand the financial autonomy (loans, ownership of building and land, keeping and re-investment profits); (iv) Expand the academic autonomy (academic structure, curriculum content, quality assurance); (v) Ensure the fairness in occupational education development policies between public and private vocational schools;

 

APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

* Application feasibility

-      Give out useful suggestions for leaders, teachers of vocational schools to research and develop solutions to improve management autonomy, quality and effectiveness of training activities in their institutions.

-      Provide the basic for authorities to build and complete the appropriate policies and regulations to encourage the autonomy, transparency and social responsibilities of vocational schools.

-      Provide the references for learning, teaching, researching in educational management, vocational training management and business administration; Useful references for other researchers and people who interest the occupational education management area.

* Recommendations for further studies

-      Study more deeply and widely about inner elements of the autonomy of vocational schools and its impact on the quality and efficiency of training activities.

Build the school autonomy model in the occupational education field suitable with the context of Vietnam. 

Nội dung chi tiết, xem tại đây.

Tin bài: Ban Đào tạo sau đại học

Các bài liên quan