Thông tin luận án

Ngày 02-04-2015

Thông tin luận án của NCS. Vũ Thị Thúy Hằng

 

Tên luận án: "Giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các trường đại học sư phạm".

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục  

Mã số: 62. 14. 01. 02

Họ và tên NCS: Vũ Thị Thúy Hằng                

Người hướng dẫn khoa học:

  1. PGS.TS. Ngô Hiệu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  2. PGS. TS. Phan Thanh Long, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm          

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN           

- Nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa và mở rộng các vấn đề lý luận về giáo dục hành vi văn hóa học tập (HVVHHT) cho sinh viên các trường đại học sư phạm. Cụ thể:

+ Tổng quan được những nghiên cứu về hành vi văn hóa học tập, giáo dục và phát triển HVVHHT cho người học trong nhà trường nói chung và cho sinh viên nói riêng.

+ Làm sáng tỏ nội hàm của một số khái niệm như: văn hóa, văn hóa học tập, hành vi văn hóa, HVVHHT, giáo dục HVVHHT cho sinh viên.

+ Phân tích được cơ sở tâm lý của việc giáo dục HVVHHT cho sinh viên như: cấu trúc tâm lý của hành vi văn hóa học tập, các giai đoạn trong cơ chế hình thành hành vi văn hóa học tập của sinh viên trong nhà trường, đặc điểm hoạt động học tập có tính chất nghiên cứu của sinh viên ở trường đại học, các đặc điểm tâm lý ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển HVVHHT ở sinh viên.

+ Phân tích và làm rõ các thành tố của quá trình giáo dục HVVHHT cho sinh viên các trường đại học sư phạm theo tiếp cận giá trị - hoạt động – nhân cách. Đó là: mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục HVVHHT; nhiệm vụ giáo dục; nội dung giáo dục HVVHHT; phương pháp và các con đường giáo dục HVVHHT cho sinh viên đại học sư phạm.

+ Phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục HVVHHT cho sinh viên các trường đại học sư phạm.

- Xác định được cơ sở thực tiễn về giáo dục HVVHHT cho sinh viên các trường đại học sư phạm thông qua nghiên cứu thực trạng hành vi văn hóa học tập của sinh viên và khảo sát thực trạng giáo dục  HVVHHT tại các trường đại học sư phạm. Làm rõ nguyên nhân của thực trạng để có định hướng xây dựng các biện pháp giáo dục phù hợp.

- Xác định các nguyên tắc và đề xuất 07 biện pháp nhằm thực hiện giáo dục  HVVHHT cho sinh viên các trường đại học sư phạm (ĐHSP) bao gồm:

+ Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về giáo dục HVVHHT cho sinh viên (SV) các trường ĐHSP.

+ Biện pháp 2: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục HVVHHT cho SV vào nội dung giáo dục và đào tạo trong nhà trường ĐHSP.

+ Biện pháp 3: Áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong tổ chức dạy học các môn khoa học ở trường ĐHSP.

+ Biện pháp 4: Tổ chức luyện tập HVVHHT cho SV trong các hoạt động dạy học, giáo dục.

+ Biện pháp 5: Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập.

+ Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá và nhân rộng điển hình HVVHHT trong SV.

+ Biện pháp 7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, nghiêm túc, tích cực trong nhà trường ĐHSP.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã có giá trị khẳng định tính khả thi của các biện pháp giáo dục HVVHHT cho sinh viên các trường ĐHSP được đề xuất trong luận án.

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Các ứng dụng:  

- Biện pháp “Nâng cao nhận thức về giáo dục HVVHHT cho SV các trường ĐHSP”, “Tổ chức luyện tập HVVHHT cho SV trong các hoạt động giáo dục, dạy học”, “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và nhân rộng điển hình hành vi trong sinh viên” và “Xây dựng môi trường học tập nghiêm túc, thân thiện, tích cực trong trường ĐHSP” được ứng dụng trong giáo dục hành vi học tập cho SV thông qua tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cho thấy kết quả giáo dục HVVHHT cho SV được cải thiện đáng kể. Điều này cho thấy tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục HVVHHT được đề xuất trong luận án.

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của chương 1 có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu để phát triển rộng hơn, sâu hơn về nội dung giáo dục HVVHHT cho sinh viên nói chung và sinh viên các trường ĐHSP nói riêng, về nội dung xây dựng văn hóa nhà trường.

- Kết quả nghiên cứu chương 3, với các biện pháp giáo dục HVVHHT có thể ứng dụng vào thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục HVVHHT trong các trường ĐHSP.

 * Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục HVVHHT nhằm thiết kế quy trình tác động giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng loại HVVHHT và đặc điểm sinh viên ĐHSP từng vùng miền.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION 

PH.D CANDIDATE VU THI THUY HANG

Dissertation title: "Learning cultural behavior education for students of universities of education".

Speciality: Theory and history of education

Code: 62.14. 01. 02

Ph.D Candidate: Vu Thi Thuy Hang               

Scientific advisors:

  1. Assoc. Prof. Ngo Hieu, Ph.D., Hanoi National University of Education.
  2. Assoc. Prof. Phan Thanh Long, Ph.D., Hanoi National University of Education.

Training institution: College of Education, Thai Nguyen University              

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

- The study of the dissertation has systemized and expanded the theoretical issues of study cultural behavior training for students of pedagogical universities. Specifically:

+ Giving an overview of studies on study cultural behavior, educating and developing study cultural behavior for students in schools in general and students in particular.

+ Clearing connotations of a number of concepts as culture, learning culture, cultural behavior, study cultural behavior, study cultural behavior training for students.

+ Analyzing psychological base of study cultural behavior for students such as psychological structure of study cultural behavior, stages in the formation mechanism of study cultural behavior of students, academic characteristics with research nature of university students, psychological characteristics affecting the formation and development of study cultural behavior of students.

+ Analyzing and clarifying elements of study cultural behavior training process for students of pedagogical universities according in value- activity – personality approach. Which are: goal, meaning of study cultural behavior training; educational mission; study cultural behavior training content; study cultural behavior training methods and pathways for pedagogic students.

+ Analyzing and clarifying factors affecting the study cultural behavior training for students in pedagogical universities.

- Identifying practical basis for study cultural behavior training for students of pedagogical universities through studies on reality of study cultural behavior training and survey on study cultural behavior training at pedagogic universities, clarifying the causes so as to make appropriate educational measures.

- Identifying principles and proposing 07 measures to implement study cultural behavior training for students of pedagogical universities, including:

+ Measure 1: Communicating, improving awareness of study cultural behavior training for students of pedagogic universities.

+ Measure 2: Integrating study cultural behavior training content in education and training content of pedagogic universities

+ Measure 3: Applying positive discipline method in teaching scientific subjects in pedagogic universities

+ Measure 4: Organizing for practicing study cultural behavior for students in teaching and educating activities

+ Measure 5: Organizing for students to participate in activities to experience creativity in learning.

+ Measure 6: Regularly inspecting, evaluating and replicating typical examples of study cultural behavior in students

+ Measure 7: Building friendly, serious, active learning environment in pedagogic universities.

- The pedagogical experimental results have confirmed the feasibility of study cultural behavior training measures for students of pedagogical universities proposed in the dissertation.

APPLICATIONS, PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

* Applications:  

- Measures “Communicating, improving awareness of study cultural behavior training for students of pedagogic universities”, “Organizing for practicing study cultural behavior for students in teaching and educating activities”, “Regularly inspecting, evaluating and replicating typical examples of study cultural behavior in students”, and “Building friendly, serious, active learning environment in pedagogic universities” applied in study cultural behavior training for students of pedagogic universities through pedagogic experimental organizations at the University of Education – Thai Nguyen University have shown that study cultural behavior training for students is significantly improved. This shows the necessity and feasibility of study cultural behavior training measures proposed in the dissertation.

* Practical applicability:

- Study results in chapter 1 may be used as reference for further and deeper studies on, study cultural behavior training for students in general and students in pedagogical Universities in particular, cultural construction in school

- Study results in chapter 3, with study cultural behavior training measures can be applied in practical organization for study cultural behavior training in pedagogic universities

 * Opening issues for further study:

            Researching factors affecting the educational process of learning cultural behavior to design educational impact processes in accordance with the characteristics of each type of learning cultural behavior and students of universities of education in each region.

Các bài liên quan