Thông tin luận án
Ngày 12-01-2015
Thông tin luận án của NCS. Lò Thanh Sơn
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm và chuyển gen GmEXP1 liên quan đến sự phát triển bộ rễ của cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill)”.
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 62 42 01 21
Họ tên nghiên cứu sinh: Lò Thanh Sơn
Khóa đào tạo: 2012 - 2015
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Chu Hoàng Mậu
2. PGS.TS. Nguyễn Vũ Thanh Thanh
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống từ phân lập, tách dòng gen đến phát triển vector chuyển gen và biểu hiện gen GmEXP1 liên quan đến sự phát triển bộ rễ ở cây thuốc lá và cây đậu tương Việt Nam.
2. Ứng dụng kỹ thuật Real time RT-PCR và Western blot đã đánh giá được mức độ biểu hiện của gen chuyển trong cây chuyển gen và bước đầu tạo được dòng đậu tương chuyển gen mang gen GmEXP1.
3. Kết quả đạt được của luận án có giá trị khoa học và thực tiễn cao trong tiếp cận nghiên cứu tạo dòng cây chịu hạn theo hướng cải thiện sự phát triển bộ rễ bằng kỹ thuật chuyển gen ở thực vật.
NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Khả năng ứng dụng:
- Sử dụng kỹ thuật chuyển gen có thể cải thiện khả năng kéo dài rễ ở cây đậu tương và những cây trồng khác nhằm nâng cao khả năng chống chịu hạn.
- Kết quả thiết kế vector chuyển gen thực vật mang gen liên quan đến sự phát triển bộ rễ, tạo được cây chuyển gen đối với thuốc lá và đậu tương là kết quả bước đầu cho hướng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chuyển gen trong cải thiện khả năng chịu hạn của thực vật và mở ra triển vọng ứng dụng mới trong thực tiễn chọn giống cây trồng chịu hạn ở Việt Nam.
* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
- Tiếp tục phân tích các dòng cây đậu tương chuyển gen qua các thế hệ T1, T2, T3... nhằm chọn tạo được dòng cây ổn định về tính trạng phát triển kéo dài rễ và có khả năng chịu hạn cao ở Việt Nam.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Dissertation tittle: “Research on the characteristics and transfer of GmEXP1 gene related to the development of soybean roots (Glycine max (L.) Merrill)".
Speciality: Genetics
Code: 62 42 01 21
PhD. Candidate: Lo Thanh Son
Training Course: 2012 - 2015
Supervisors:
1. Prof. Chu Hoang Mau, Ph.D
2. Assoc. Prof. Nguyen Vu Thanh Thanh, Ph.D
Training Institution: College of Education, Thainguyen University
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
1. The dissertation is systematic study of isolation, molecular cloning to transgenic vector development and gene expression of GmEXP1 related to the development of roots in tobacco and soybean in Vietnam.
2. Apply the Real time RT-PCR and Western blot techniques that assessed the level of transgenic expression in transgenic plants and initially create the transgenic soybean lines containing GmEXP1 gene.
3. The achieved results of the dissertation has scientific and highly practical values in research approach in creating drought tolerance plant line towards improving root development by transgenic technique in plants.
APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES
* The practical application:
- Use the gene transfer technique can improve the ability of root prolongation in soybean plant and other crops to improve drought tolerance..
- Results of transgenic vector design in plants carrying genes involved in the development of roots, creating transgenic plants for tobacco and soybean are the initial results for research applications of transgenic technology research in improving the drought tolerance limit of plants and opening up the prospects for new application in practical in choossing the breeding for drought tolerant crops in Vietnam.
* The issues need further studies:
Continue the analysis of transgenic soybean lines through generations T1, T2, T3,... in order to select and create stable lines of development characteristics of root prolongation and high drought tolerance in Vietnam.