Thông tin luận án

Ngày 03-08-2015

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Hữu Thọ

Tên luận án: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên ”

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng.

Mã số: 62 62 01 10.

Họ và tên NCS: Nguyễn Hữu Thọ

Khóa đào tạo: 2012 - 2015.

Người hướng dẫn khoa học: 

1. PGS. TS. Ngô Xuân Bình;    

2. GS.TS. Nguyễn Thế Đặng.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm      

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh các loại cành từ đó giải thích được hiện tượng ra quả cách năm của cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng: Thí nghiệm theo dõi nguồn gốc phát sinh các đợt lộc được tiến hành từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013.  Kết quả thấy rằng, năm bưởi nhiều quả, lộc xuân đã phát triển từ 66,2% cành Thu, 11,7 % từ cành Xuân, 14,5 % từ cành Hè của năm 2012 và 7,1 % mọc từ năm trước. Như vậy, năm 2012 là năm ít quả, lộc chủ yếu phát triển thành cành dinh dưỡng nên đã tạo tiền đề cho việc ra nhiều quả của năm 2013.

- Nghiên cứu tương quan tỷ lệ C/N đến năng suất bưởi từ đó có các biện pháp kỹ thuật để làm tăng tỷ lệ đậu hoa, quả và tăng năng suất bưởi. Mô hình tương quan giữa tỷ lệ C/N với số quả/cây được xác định qua mô hình: y = -1595,3x2 + 2964,6x - 1349,8 với hệ số tương quan r=0,58. Việc khoanh vỏ cây bưởi đã làm tăng tỷ lệ C/N. Khi tiến hành khoanh vỏ, tỷ lệ C/N đã có tương quan khá chặt đến số quả/cây, thể hiện qua mô hình y = -83.638x2 + 126.09x - 6.3557 trong đó hệ số tương quan r = 0.91.

- Nghiên cứu cơ chế thụ phấn, thụ tinh của cây bưởi Diễn từ đó giải thích được hiện tượng tạo quả không hạt của cây có múi nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng. Tổ hợp tự thụ (Diễn x Diễn) chỉ có một hoa đậu thành quả và quả không có hạt được tạo thành từ 122 hoa tự thụ năm 2011 và 137 hoa tự thụ năm 2012. Công thức bưởi Diễn thụ phấn tự do đạt tỷ lệ đậu quả 9,60 % (2011) và 7,58% (2012) và tạo ra từ 59,5 hạt/quả (2012) đến 79,2 hạt/quả (năm 2011). Điều này giải thích trong thực tiễn sản xuất cây bưởi Diễn trồng thuần không có nguồn hạt phấn bổ sung, tỷ lệ rụng quả rất cao.

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật từ đó đã lựa chọn được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao năng suất và chất lượng bưởi Diễn tại Thái Nguyên như: (1) Cắt tỉa đã làm hoa nở sớm hơn, tỷ lệ đậu quả cao hơn và cho năng suất cao hơn; (2) Khoanh vỏ vào giai đoạn 15 tháng 11 đến 30 tháng 11 đã làm tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất của bưởi Diễn; (3) áp dụng bốn lần phun GA3 ở các giai đoạn trước khi hoa nở 10 ngày, khi hoa nở rộ, sau khi hoa nở 10 ngày và rụng quả sinh lý lần 1 ở nồng độ 50ppm sẽ cho tỷ lệ đậu quả cao nhất và năng suất cao nhất.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

                  Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành trồng trọt.

Có thể áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như thụ phấn bổ sung, khoanh vỏ, phun GA3  vào thực thiễn canh tác bưởi Diễn tại Thái Nguyên.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Tiếp tục nghiên cứu cơ chế thụ phấn, thụ tinh để làm cơ sở cho việc chọn tạo giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với vùng núi phía Bắc.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Research title: Study on agro-biological characteristics and some cultivation techniques for Dien pummelo cultivar (Citrus grandis) in Thai Nguyen province”.

Speciality: Crop Science.

Code: 62.62.01.10.

PhD. Candidate: Nguyen Huu Tho.

Course duration: 2012 - 2015.

Scientific Supervisors:  1. Assoc. Prof. Ngo Xuan Binh, PhD.    

2. Prof. Nguyen The Dang, PhD.

Training institution:  College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University         

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

- Studies on bud formation relationship would enable to explain the irregular fruiting of citrus crops in general and of pummelo in particular. The research was conducted from December 2011 to December 2013. The result showed that, in the year of high yield, spring shoots was formed from 66.2% of autumm branches, 11.7% of spring branches, 14.5% of summer brances and 7.1% of the last year branches. In fact, the productivity of  Dien pummelo cultivar was very low in 2012. Thus, almost shoots was developed to vegetatives branches in 2012 which would produce fruit bearing shoots with many fruits in 2013.

- Research on correlation between C/N ratio and fruit productivity would help to develop appropriate techniques to improve flowering and fruitset ratio, and thus improved pummelo yield. Correlation model between C/N ratio and number of fruit/tree was defined by y = -1595.3x2 + 2964.6x - 1349.8 with the correlation coefficient r =0.58. Due to the impact of girdling measures, the ratio C/N ratio was correlated quite closely to the number of fruits/tree demonstrated by model y = -83.638x2 + 126.09x - 6.3557 with the correlation coefficient r = 0.91.

- Understanding of pollination and fertilisation mechanisms in Dien cultivar helps to explain the formation of seedless fruits in citrus crops in general and in Dien cultivar in particular. Self-receptor complexes (treatment 1: Dien x Dien) had the lowest fruiting rate, in 122 pollinated flowers (2011) and in 137 self-pollinated flowers (2012), only 1 flower became fruit (0.72%). In contrast, cross pollination formula of Dien had higher fruitset ratio, 9.6% in 2011 and 7.58% in 2012, and produced 79.2 seeds and 59.5 seed, respectively. This explained the real situation of cultivation, Dien should be grown with other citrus varieties in order to increase fruitset ratio.

- Outcomes of this study would offer an opportunity to select appropriate technical methods for improving productivity and quality of Dien variety in Thai Nguyen, such as: Prunning induced the flourishing flowering time earlier 7- 10 days, pruning also affected on the fruiting rate and fruit number/plant of Dien grapefruit; (2) Girdling from 15 November and 30 November induced the flowering time of Dien grapefruit earlier, the fruiting rate and fruit number/tree higher, (3) Using GA3 with 4 times: 10 days prior to flowering, in the flourishing flowering time, 10 days after the flourishing flowering time, and 10 days after the first physiological fruit drop at 50 ppm concentration induced the highest fruiting rate.

 

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability:

- Outcomes of this study will provide as the basis for forthcoming research on technical methods to improve productivity and quality of Dien pummelo variety.

- Cross pollination, girdling, GA3 spray have proved effectively and should be applied and disseminated to the real farms in Thai Nguyen province

* Opening issues for further studies:

- Continue to do further research on pollination and fertilisation mechanisms for new variety selection.

 

Các bài liên quan