Thông tin luận án

Ngày 26-11-2015

Thông tin luận án của NCS. Đoàn Thị Cúc

Tên luận án:“ Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm ở các trường Cao đẳng miền núi phía Bắc”

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục.                   

Mã số: 62140102

Họ và tên NCS: Đoàn Thị Cúc

Khóa đào tạo: 2012 - 2015

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Nguyễn Văn Hộ

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

 1. Tổng quan được vấn đề về môi trường giao tiếp và phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm các trường cao đẳng miền núi phía Bắc.

2. Xây dựng khung lý thuyết về phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm các trường cao đẳng miền núi phía Bắc: xây dựng được hệ thống các khái niệm công cụ (khái niệm giao tiếp, giao tiếp sư phạm, môi trường giao tiếp học tập và phát triển môi trường giao tiếp học tập); xác định được những vấn đề cơ bản (mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, con đường) phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm các trường cao đẳng miền núi phía Bắc; chỉ ra vai trò của giảng viên và sinh viên trong phát triển môi trường giao tiếp.

3. Đánh giá được thực trạng môi trường giao tiếp và phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm các trường cao đẳng miền núi phía. Làm rõ nguyên nhân của thực trạng để có định hướng xây dựng các biện pháp phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên.

4. Đề xuất được ba nhóm biện pháp phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm các trường cao đẳng miền núi phía Bắc: Phát triển môi trường giao tiếp qua hoạt động dạy học; Phát triển môi trường giao tiếp qua các hoạt động và quan hệ sư phạm ngoài dạy học; Phát triển môi trường giao tiếp qua sử dụng mạng học tập và mạng xã hội.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của chương 1 có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu để phát triển sâu sắc hơn về nội dung phát môi trường giao tiếp cho sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Là tài liệu tham khảo cho các giảng viên đại học, cao đẳng khối ngành sư phạm; học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học.

Kết quả nghiên cứu chương 2 và chương 3 có thể ứng dụng vào thực tiễn tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Nghiên cứu các biện pháp phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

           

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: Developing communication environment for pedagogic students in colleges in the Northern mountainous area.

Speciality: Theory and history of education

Code: 62. 14. 01. 02

PhD. Candidate: Doan Thi Cuc

Training course: 2012 - 2015

Scientific supervisor: Prof. Nguyen Van Ho, PhD.

Training Institution: College of Education, Thai Nguyen University.

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Having a literature review on the issue of communication environment and developing communication environment for pedagogic students in colleges in the Northern mountainous area.

2. Creating theoretical framework of developing communication environment for pedagogic students in colleges in the Northern mountainous area: providing a system of definitions of some key terms (communication, pedagogic communication, communication learning environment and developing communication learning environment); identifying basic issues (purposes, principles, content, method and ways) to develop communication environment for students in pedagogic colleges in the Northern mountainous area; pointing out the roles of both teachers and students in developing communication environment.

3. Evaluating the reality of communication environment and developing communication environment for pedagogic college students in the Northern mountainous area. Identifying clearly the causes of the current situation in order to have orientation towards building measures to develop communication environment for students.  

4. Proposing three groups of measures to develop communication environment for students in pedagogic colleges in the Northern mountainous area: Developing communication environment via teaching activities; developing communication environment via external teaching activities and relations; developing communication environment by using learning networks and social networks.

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

Practical applicability:

Finding results in chapter 1 can be used as reference resources for studies with better and more profound development of the same issue – developing communication environment for students, in general, and pedagogic students in universities and colleges, in particular. It can be useful materials for not only lecturers of pedagogic universities and colleges but also postgraduate students and PhD. candidates of Pedagogic major.

Finding results in chapter 2 and 3 can be applied in organizing teaching and educating activities towards developing communication environment for students in universities and colleges in the Northern mountainous area. 

Opening issues for further studies:

Further researches can study to find out measures to develop communication environment for pedagogic students in universities and colleges in throughout the country.

 

Các bài liên quan