Thông tin luận án

Ngày 27-11-2015

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn trên đất sau canh tác nương rẫy thuộc lưu vực sông Cầu, tỉnh Bắc Kạn”.

Chuyên ngành: Lâm sinh

Mã số: 62.62.02.05

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Thu Hoàn

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Phạm Văn Điển

2. PGS. TS. Lê Sỹ Trung

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm

Cơ sở đào tạo:  Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Tiềm năng đa dạng loài cây tái sinh trên đất sau canh tác nương rẫy được đánh giá dựa trên 6 chỉ số: số loài (S), N (số cây), chỉ số Margalef (d), chỉ số đa dạng (H') và chỉ số Simpson (1-l'), chỉ số đồng đều (J’), đồng thời được phân loại theo độ tương hợp đa chiều và sơ đồ nhánh.

2. Các loài cây tái sinh đã được phân chia thành 4 nhóm dựa vào kỹ thuật phân tích các thành phần chính PCA (Priciples Component Analysis), trong đó nhóm 1: PC1 > 0 và PC2 > 0, nhóm 2: PC1 > 0 và PC2 < 0, nhóm 3: PC1 < 0, PC2 >0,  nhóm 4: PC1 < 0, PC2 < 0.

3. Mức độ phục hồi số lượng và kích thước cây gỗ tái sinh được xác định thông qua lượng tăng trưởng bình quân chung về mật độ và chiều cao của cây tái sinh có triển vọng trong cả quá trình phục hồi rừng với trị số lần lượt là 49,5 cây/ha/năm và 0,3 m/năm.

4. Mối liên hệ của mật độ và chiều cao cây tái sinh triển vọng với các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng theo 2 phương trình: NTS_2_13 = -87,077 + 0,09926.Z  và HTS_2_13 = 1,759 + 0,00323.Z với Z = (SD.P).A_PHR_13/A_CTNR.

5. Tiềm năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy (CTNR) đã được xác định thông qua ba chỉ tiêu, gồm: (1) tiềm năng về đa dạng loài cây tái sinh, (2) tiềm năng về số lượng và kích thước cây tái sinh, (3) thời gian phục hồi rừng cần thiết để đáp ứng tiêu chí được công nhận thành rừng.

6. Đề xuất được ba giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng là: (1) khoanh nuôi bảo vệ; (2) khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; (3) trồng rừng.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

*Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

+ Kết quả của luận án được ứng dụng để xác định số năm cần thiết phục hồi rừng.

+ Sử dụng bảng phân loại tiềm năng phục hồi rừng để xây dựng biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho đối tượng rừng có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy.

+ Áp dụng 3 giải pháp kỹ thuật lâm sinh đi kèm với nhóm tiềm năng phục hồi rừng, tiềm năng giữ đất, giữ nước, nguy cơ xói mòn đất và các điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể  để phát triển rừng tại địa phương.

* Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

+ Nghiên cứu quá trình phục hồi tính chất vật lý và hóa học của đất sau canh tác nương rẫy.

+ Nghiên cứu kiểm nghiệm bảng tra số năm phục hồi rừng.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

The Dissertation title: “Scientific foundation for rehabilitating headwater protective forest on lands after shifting cultivation in Cau river watershed, Bac Kan province”.

Speciality: Silviculture

Code: 62.62.02.05

PhD. candidate: Nguyen Thi Thu Hoan

Scientific supervisors:

1. Assoc. Prof. Pham Van Dien, PhD.

2. Assoc. Prof. Le Sy Trung, PhD.

Training institution: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Potentials of generated tree species diversity on lands after shifting cultivation were assessed base on six indicators: number of species (S), N (number of trees), Margalef index (d), diversity index (H') and Simpson index (1-l '), uniformity index (J'). And classified by Non Metric Demensional Scaling (NMDS) and Cluster diagram.

2. Generated tree species were classified into 4 groups based on Principles Component Analysis (PCA), including group 1: PC1> 0 and PC2> 0, group 2: PC1> 0 and PC2 <0, group 3: PC1 <0 and PC2> 0, group 4: PC1 <0 and PC2 <0.

3. The degree of rehabilitation of generated tree quantity and size were determined through the average density of expected generation trees and height of expected generation trees in the whole process of rehabilitate are 49.5 forest trees /ha /year and 0.3 m /year respectively.

4. The relationship of density and height of expected generation trees  with complex of important influenced factors were calculated via 2 equations: NTS_2_13 = -87,077 + 0,09926.Z  and HTS_2_13 = 1,759 + 0,00323.Z with Z = (SD.P).A_PHR_13/A_CTNR.

5. The potential of forest rehabilitation on lands after shifting cultivation is determined through three indicators, including (1) potential of generated tree species diversity, (2) quantity and size generated tree, (3) the necessary time natural rehabilitation to meet the requirement of forest-formed criteria.

 6. Proposing three differently silviculture solutions for rehabilitation, they are: (1) forest protection; (2) natural regeneration; (3) reforestation.

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

      * Practical applicability:

+ The results of dissertation are applied in order to determine the number of years needed for rehabilitation.

+ Using table related to necessary time in term of forest rehabilitation classification to build silviculture solutions applied to forest rehabilitation which is orginated from after shifting cultivation.

+ Applying the silviculture solutions together with groups of potential rehabilitation, potential soil and water retention, soil erosion and specific economic conditions in implementation of local forest development projects.

      * The needs for further studies:

+ To study the process rehabilitation physics and chemistry of the lands after shifting cultivation.

+ To study a tested index number in rehabilitation.

Các bài liên quan