Thông tin luận án

Ngày 07-03-2016

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Xuân Hòa

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Thực trạng an toàn bức xạ, sức khỏe, bệnh tật của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa và hiệu quả một số giải pháp can thiệp”.

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế.

Mã số: 62.72.01.64

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Hòa.

Khóa đào tạo: 2011 - 2015. 

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Đỗ Văn Hàm;

2. PGS.TS. Nguyễn Danh Thanh.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y - Dược.

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án đã đánh giá được thực trạng công tác an toàn bức xạ (ATBX) tại 41 cơ sở y tế có sử dụng nguồn bức xạ ion hóa tại Thái Nguyên còn nhiều bất cập.

2. Công tác ATBX tại các cơ sở y tế chưa tốt. Một số cơ sở chưa thực hiện tốt công tác báo cáo về ATBX, trang bị và đọc kết quả liều kế cá nhân. Tỷ lệ tham gia tập huấn về ATBX còn thấp.

3. Sức khỏe của nhân viên bức xạ (NVBX) chưa thật sự tốt. Tỷ lệ NVBX có sức khỏe loại 4 và 5 chiếm 6,2%. Tỷ lệ NVBX có sức khỏe loại 1 và loại 2 chiếm 72,6%. Một số chứng, bệnh thường gặp ở NVBX là bệnh da, rối loạn các dòng tế bào máu ngoại vi. Tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đảm bảo ATBX đạt yêu cầu chưa cao.

4. Một số yếu tố liên quan, ảnh hưởng tới sức khỏe của NVBX nói chung, tỷ lệ bất thường các dòng tế bào máu ngoại vi nói riêng là: Thái độ, thực hành ATBX chưa tốt, cường độ và thời gian tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

5. Đã tổ chức, xây dựng ban chỉ đạo đảm bảo ATBX hoạt động có hiệu quả, được các cơ sở y tế trên địa bàn hưởng ứng. Hoạt động đảm bảo ATBX trong các cơ sở y tế sau can thiệp đã tốt lên rõ rệt.

6. Kết quả can thiệp đã góp phần giảm thiểu tỷ lệ mắc một số chứng, bệnh (hiệu quả can thiệp đạt từ 9,2 đến 37,1%), kiến thức và thực hành về ATBX của NVBX tốt lên rõ rệt (hiệu quả can thiệp đạt từ 20-30%). Tỷ lệ sử dụng phương tiện cá nhân tăng lên (hiệu quả can thiệp đạt 25,6%).

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Mô hình can thiệp bằng truyền thông giáo dục kết hợp với thanh kiểm tra về ATBX với sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ cơ sở y tế, cán bộ phụ trách an toàn bức xạ và NVBX có thể ứng dụng rộng rãi.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Nghiên cứu can thiệp đầy đủ và toàn diện về các tác động của bức xạ ion hóa đối với các chuyên ngành có sử dụng X quang can thiệp.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

PhD. Candidate: Nguyen Xuan Hoa

 

Title of dissertation: “The real situation of occupational safety and health on Thainguyen medical personal exposed to ionizing radition and effect of interventions”

Speciality: Social Hygiene and Health Organization.

Code number: 62.72.01.64

PhD. Candidate: Nguyen Xuan Hoa

Training course:  2011 – 2015

Scientific supervisors:

1. Prof. Do Van Ham, PhD.

2. Assco. Prof,  Nguyen Danh Thanh, PhD.

Training Institution: College of Medicine &Pharmacy, Thai Nguyen University.

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. The dissertation has been evaluating the real situation of radia-ionizing safety at 41 health facilities, using the radia-ionizing sources in Thai Nguyen and it is still a lot of short comings.

2. The activity of radia-ionizing safety at health facilities is not good. The report on radiation safety, equipment and reading personal dosimeter results is not well done by some health facilities. The rate of medical personal participating in training courses on radia-ionizing safety is still very low.

3. The health of medical personal  is not really good. The proportion of medical personal with the health categories 4 and  5 accounts for 6.2%. The proportion of radiation workers  with the health categories 1 and 2 accounts for 72.6%. Symptoms and commonly diseases in medical personal are higher; skin diseases and peripheral blood cell flow disorders. The rate of knowledge, attitude and practice of medical personal on the radia-ionizing safety is low.

4. Some related factors affect to health of medical personal in general and the rate of abnormality of peripheral blood cell flow in particular, including poor attitude, practice on the radiation safety and intensity as well as time exposed to ionizing radiation.  

5. Making the Directive committee of occupational health and safety and prevention for radia-ionizing safety, effectively, supported by health facilities in this area. The activities to guarantee the radia-ionizing safety in health facilities after intervention are significantly improved.

6. The result of intervention have contributed to minimize the incidence of some symptoms and diseases (effect of intervention  is from 9.2 to 37.1%) and  knowledge and practice on  the radia-ionizing safety in medical personal is obviously improved (effect of intervention is from 20-30%). The rate using personal means increases (effect of intervention is 25.6%).

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDES FOR FURTHES STUDIES

* Practical applicability:

The model of intervention used via educational communications, combining with the control and inspection of radia-ionizing safety in tight coordination between heads of health facilities and staff in charge of radia-ionizing safety and medical personal can be widely applied.

* Opening issues for further studies:

Studying comprehensively on the effects of ionizing radiation for the limited specialities that use radiological interventions.

Các bài liên quan